Nghiên cứu về chỉ định và tai biến của forceps trong hai năm 2004 và 2014
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Đặng, T. M. N., & Đỗ, T. V. (2016). Nghiên cứu về chỉ định và tai biến của forceps trong hai năm 2004 và 2014 . Tạp Chí Phụ sản, 14(1), 73 - 79. https://doi.org/10.46755/vjog.2016.1.669

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét chỉ định và tai biến của forceps tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm 2004 và 2014. Đối tượng nghiên cứu: 1067 sản phụ được làm forceps tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm (năm 2004 là 511 đối tượng, năm 2014 là 556 đối tượng) đảm bảo các tiêu chuẩn lựa chọn và không có tiêu chuẩn loại trừ được lấy vào nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả có so sánh 2 giai đoạn cách nhau 10 năm. Kết quả: Năm 2004, các chỉ định làm forceps bao gồm 39,1% sản phụ rặn yếu; 40,1% suy thai; 13,3% sản phụ có sẹo mổ cũ; Năm 2014, các chỉ định làm forceps bao gồm 55% sản phụ rặn yếu; 29,0% suy thai; 8,3% sản phụ có sẹo mổ cũ; Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng rặn yếu, suy thai, sẹo mổ cũ ở những sản phụ đẻ forceps trong 2 năm 2004 và 2014. Năm 2004, các trường hợp tai biến con bao gồm 10,2% xây xát da đầu, mắt và mặt; 1,0% tụ máu dưới da đầu; 2 trường hợp tổn thương mắt và 1,0% liệt thần kinh VII. Năm 2014, các trường hợp tai biến con bao gồm 20,7% xây xát da đầu, mắt và mặt; 1,1% tụ máu dưới da đầu và 3 trường hợp liệt thần kinh VII. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê tụ máu dưới da đầu, tổn thương mắt, liệt thần kinh số VII của trẻ trong 2 năm 2004 và 2014 ở những trường hợp đẻ forcep. Năm 2004, tỷ lệ các tai biến của sản phụ sau làm forceps bao gồm 5,7% rách âm đạo, 5,3% rách cổ tử cung, 2,2% rách tầng sinh môn độ 1 và 2, có 4 trường hợp chảy máu. Năm 2014, tỷ lệ các tai biến của sản phụ sau làm forceps bao gồm 3,8% rách âm đạo, 4,9% rách cổ tử cung, 2,4% rách tầng sinh môn độ 1, độ 2 và độ 3; có 6 trường hợp chảy máu và 1 trường hợp vỡ tử cung. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa tai biến rách âm đạo, rách cổ tử cung, vỡ tử cung và chảy máu ở những sản phụ đẻ forceps trong 2 năm 2004 và 2014. Năm 2004, có 3 trường hợp truyền từ 2 đơn vị máu trở xuống và 1 trường hợp truyền trên 2 đơn vị máu; Năm 2014, có 4 trường hợp truyền từ 2 đơn vị máu trở xuống và 4 trường hợp truyền trên 2 đơn vị máu; 2 trường hợp mổ cắt tử cung và 1 trường hợp mổ thắt động mạch tử cung, động mạch hạ vị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa xử trí tai biến bằng truyền máu trong 2 năm 2004 và 2014 ở những sản phụ đẻ forceps. Kết luận: Chỉ định của thủ thuật chủ yếu là mẹ rặn yếu (40,1% năm 2004; 61,3% năm 2014) và suy thai (46,8% năm 2004; 29,0% năm 2014). Tai biến mẹ và con thấp, không nặng nề. năm 2014 có 1 trường hợp vỡ tử cung.

Từ khóa

forceps, chỉ định, tai biến.
PDF

Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.

Cùng tác giả