Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là một hội chứng liên quan đến các rối loạn chuyển hóa và nội tiết, xảy ra trong khoảng 5 đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hiện nay, các nghiên cứu về chỉ số khối cơ thể (BMI) và rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là rối loạn lipid máu (RLLP) trên phụ nữ HCBTĐN vẫn còn hạn chế và nhiều tranh cãi.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 172 bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh sản bị vô sinh có HCBTĐN theo tiêu chuẩn đồng thuận Rotterdam 2003 vào khám và điều trị tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế (HUECREI) từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 5 năm 2019. Nghiên cứu các biến số đặc điểm chung, tiền sử, đặc điểm lâm sàng, nội tiết cơ bản, AMH và biland lipid. Các số liệu được ghi nhận và xử lý thống kê bằng phần mềm thống kê Y học SPSS 23.
Kết quả: 172 bệnh nhân được chọn có tỷ lệ thừa cân chiếm 11,0% và tỷ lệ béo phì chiếm 8,1%. Tỷ lệ RLLP là 54,7%, trong đó tỷ lệ rối loạn CT, TG, HDL-C, LDL-C lần lượt là 23,3%; 27,3%; 14,5%; 34,9%. Kết hợp các thành phần RLLP cho thấy rối loạn đồng thời 2 thành phần CT và LDL-C chiếm tỷ lệ cao nhất 12,2%. Có mối liên quan giữa BMI và RLLP với các yếu tố lâm sàng và nội tiết: BMI liên quan với tuổi, thời gian vô sinh, vòng bụng, tỷ VB/VM và AMH. CT liên quan với AMH; TG liên quan với tuổi, thời gian vô sinh, HATTr, vòng bụng, FSH; HDL-C liên quan với tuổi, vòng bụng, tỷ VB/ VM, LH, FSH, tỷ LH/FSH; LDL-C liên quan với vòng bụng, AMH.
Kết luận: RLLP ở nhóm nghiên cứu là đáng báo động. Điều này cho thấy việc theo dõi chặt chẽ nồng độ lipid máu là cần thiết và cần có biện pháp kiểm soát RLLP nhằm ngăn ngừa các biến chứng toàn thân trong tương lai.
Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền
Download
Cùng tác giả
- Bùi Thị Như Quỳnh, Võ Văn Đức, Lê Minh Tâm, Nghiên cứu kết quả điều trị thai ngừng tiến triển trong ba tháng đầu bằng Misoprostol , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 1 (2017)
- Lê Minh Tâm, Lê Thị Hồng Vũ, Nghiên cứu giá trị của siêu âm bơm dịch trong chẩn đoán bất thường tử cung - vòi tử cung ở các trường hợp vô sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Lê Minh Tâm, Võ Văn Khoa, Phan Thị Minh Thư, Cập nhập xử trí u xơ cơ tử cung dựa trên bằng chứng , Tạp chí Phụ sản: Tập 17 Số 1 (2019)
- Hồ Thị Thanh Tâm, Lê Minh Tâm, Trương Quang Vinh, Áp lực tâm lý ở cặp vợ chồng vô sinh và mối liên quan với rối loạn tình dục , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 2 (2018)
- Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Lê Minh Tâm, Trần Mạnh Linh, Vai trò Carbetocin trong điều trị dự phòng băng huyết sau sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Lê Minh Tâm, Võ Văn Đức, Cao Ngọc Thành, Đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm trong dự báo dọa sinh non , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 1 (2017)
- Trần Thị Như Quỳnh, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu giá trị beta-hCG trong tiên lượng kết cục thai kỳ sau thụ tinh ống nghiệm , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 2 (2018)
- Nguyễn Đắc Nguyên, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Liệu GnRH agonist có thể thay thế hCG để gây phóng noãntrong chu kỳ thụ tinh nhân tạo? , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
- Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Lê Na, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Vai trò kẹp rốn muộn sau sinh dựa trên y học bằng chứng , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 4 (2018)
- Nguyễn Thị Thanh Tâm, Lê Minh Tâm, Vai trò siêu âm bìu trong tiên lượng kết quả phẫu thuật trích tinh trùng ở các trường hợp vô tinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 2 (2018)