Liệu GnRH agonist có thể thay thế hCG để gây phóng noãntrong chu kỳ thụ tinh nhân tạo?
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, Đắc N., Lê, M. T., & Cao, N. T. (2017). Liệu GnRH agonist có thể thay thế hCG để gây phóng noãntrong chu kỳ thụ tinh nhân tạo? . Tạp Chí Phụ sản, 15(3), 137 -. https://doi.org/10.46755/vjog.2017.3.428

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả của GnRHa so với hCG để gây phóng noãn về các chỉ số nồng độ đỉnh LH, tỉ lệ phóng noãn và tỉ lệ có thai trong chu kỳ thụ tinh nhân tạo.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên so sánh hai loại thuốc gây phóng noãn ở những cặp vợ chồng vô sinh được chỉ định điều trị bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Trung tâm Nội tiết – Sinh sản – Vô sinh thuộc khoa Phụ Sản Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế trong khoảng thời gian 4/2016 – 6/2017.

Kết quả nghiên cứu: 218 chu kỳ thụ tinh nhân tạo được đưa vào nghiên cứu. Kết quả phóng noãn sau khi tiêm GnRHa là 87.2% so với hCG là 89.0%. Nồng độ đỉnh LH trung bình là 70.6 ± 44.4 mIU/mL. Tỉ lệ có thai sinh hóa và thai lâm sang trong nhóm dùng GnRHa lần lượt là 12.8% và 11.9% so với 26.6% và 22.2% ở nhóm hCG. BMI >23, độ tuổi >35, thời gian vô sinh >2 năm là những yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến tỉ lệ phóng noãn và có thai khi sử dụng GnRHa.

Kết luận: Đồng vận GnRH được nhận thấy có hiệu quả tương tự hCG trong kích thích phóng noãn tuy vậy kết quả có thai sau sử dụng GnRHa vẫn còn hạn chế. BMI, thời gian vô sinh và độ tuổi ảnh hưởng đến tỉ lệ phóng noãn và có thai.

Từ khóa

GnRH đồng vận, bơm tinh trùng vào buồng tử cung, kích thích buồng trứng.
PDF

Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.

Cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>