Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nghiên cứu về mức độ áp lực tâm lý và mối liên quan với rối loạn tình dục ở đối tượng vô sinh mang tính đặc trưng theo từng nền văn hóa. Bên cạnh đó rối loạn stress ở vợ, chồng và rối loạn tâm lý của cả cặp vô sinh, cũng như độ mạnh của mối liên quan giữa rối loạn tâm lý và rối loạn tình dục chưa được nghiên cứu nhiều. Cung cấp dữ liệu về mức độ áp lực tâm lý và mối liên quan với rối loạn tình dục là góp phần để hình thành chiến lược từng bước đưa can thiệp tâm lý vào chương trình quản lý vô sinh theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Việt Nam chưa có nghiên cứu về vấn đề này.
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Xác định mức độ trầm cảm, lo âu, stress ở người vợ, người chồng và cặp vợ chồng vô sinh. (2) Đánh giá mối liên quan giữa các rối loạn tâm lý và rối loạn tình dục. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, sử dụng các bộ câu hỏi: Thang đo Trầm cảm - Lo âu - Stress (DASS-21), Chỉ số chức năng tình dục nữ (FSFI-19), Công cụ chẩn đoán xuất tinh sớm (PEDT) và Chỉ số quốc tế về chức năng cương dương (IIEF-15) cho 213 cặp vợ chồng vô sinh đến khám tại trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh - Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế.
Kết quả: Tỉ lệ rối loạn trầm cảm, lo âu, stress và có ít nhất một trong ba rối loạn ở vợ là: 17,4%; 29,1%; 13,6% và 34,7%; ở chồng là: 7,5%; 15,5%; 5,6% và 19,2% và cặp vợ chồng là: 22,1%; 39,0%; 17,8% và 44,1%. Mức độ rối loạn nhẹ và vừa chiếm đa số. Sau khi hiệu chỉnh tuổi, trầm cảm liên quan nhẹ với rối loạn cương (OR=1,06), với xuất tinh sớm (OR=1,18). Lo âu liên quan nhẹ với rối loạn chức năng tình dục nữ (OR=1,09), với rối loạn cương (OR=1,04), với xuất tinh sớm (OR=1,20). Stress chỉ liên quan nhẹ với rối loạn chức năng tình dục nữ (OR=1,11).
Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có nhu cầu xây dựng chiến lược chăm sóc tâm lý thích hợp, nhằm từng bước tiến tới tiếp cận toàn diện để quản lý vô sinh. Gần một nửa số cặp vợ chồng có rối loạn về tâm lý, trong đó người vợ chịu áp lực nhiều hơn chồng. Các vấn đề tâm lý nên được quan tâm đồng thời với các vấn đề về tình dục.
Từ khóa
Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền
Download
Cùng tác giả
- Bùi Thị Như Quỳnh, Võ Văn Đức, Lê Minh Tâm, Nghiên cứu kết quả điều trị thai ngừng tiến triển trong ba tháng đầu bằng Misoprostol , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 1 (2017)
- Lê Minh Tâm, Lê Thị Hồng Vũ, Nghiên cứu giá trị của siêu âm bơm dịch trong chẩn đoán bất thường tử cung - vòi tử cung ở các trường hợp vô sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Lê Minh Tâm, Võ Văn Khoa, Phan Thị Minh Thư, Cập nhập xử trí u xơ cơ tử cung dựa trên bằng chứng , Tạp chí Phụ sản: Tập 17 Số 1 (2019)
- Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Lê Minh Tâm, Trần Mạnh Linh, Vai trò Carbetocin trong điều trị dự phòng băng huyết sau sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Lê Minh Tâm, Võ Văn Đức, Cao Ngọc Thành, Đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm trong dự báo dọa sinh non , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 1 (2017)
- Trần Thị Như Quỳnh, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu giá trị beta-hCG trong tiên lượng kết cục thai kỳ sau thụ tinh ống nghiệm , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 2 (2018)
- Nguyễn Đắc Nguyên, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Liệu GnRH agonist có thể thay thế hCG để gây phóng noãntrong chu kỳ thụ tinh nhân tạo? , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
- Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Lê Na, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Vai trò kẹp rốn muộn sau sinh dựa trên y học bằng chứng , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 4 (2018)
- Nguyễn Thị Thanh Tâm, Lê Minh Tâm, Vai trò siêu âm bìu trong tiên lượng kết quả phẫu thuật trích tinh trùng ở các trường hợp vô tinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 2 (2018)
- Trương Quang Vinh, Hoàng Thanh Tuấn, Trần Thế Bình, Báo cáo trường hợp bất sản cổ tử cung điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)