Tóm tắt
Nghiên cứu này mô tả đặc điểm của Rubella bẩm sinh trong vụ dịch Rubella ở Miền Bắc tại Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh, bệnh viện Phụ Sản trung ương năm 2011.
Mục tiêu: xác định tỷ lệ trẻ nhiễm Rubella bẩm sinh và hội chứng Rubella bẩm sinh sau đẻ và mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của Rubella bẩm sinh.
Đối tượng và phương pháp: đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang các trẻ sơ sinh đẻ tại bệnh viện Phụ Sản trung ương từ 01/8 đến 31/10 năm 2011 được chẩn đoán là Rubella bẩm sinh là con của các bà mẹ bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Rubella trong thời kỳ thai nghén.
Kết quả: tỷ lệ trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh là 42,9%, tỷ lệ trẻ bị nhiễm Rubella bẩm sinh là 57,1% trong tổng số trẻ sơ sinh đẻ bị Rubella bẩm sinh trong đó có 14,3% các bà mẹ không có triệu chứng mắc Rubella. Trẻ bị Rubella thường có dấu hiệu chung là giảm tiểu cầu 60%, tăng SGOT 55,7%, giảm đường máu 44,3%, Nhiễm khuẩn sơ sinh (22,9%) và tử vong sau đẻ là 5,7%. Hội chứng Rubella bẩm sinh biểu hiện tim bẩm sinh là 38,6%, bệnh về mắt là 12,9%, riêng giảm thính lực/điếc bẩm sinh chưa chẩn đoán được ngay sau sinh. Nhiễm Rubella bẩm sinh có biểu hiệu: suy dinh dưỡng bào thai 77,1%, vòng đầu nhỏ so với tuổi thai chiếm 75,7%, ban xuất huyết chiếm 62,9%.
Kết luận: trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh trên 40%, nhiễm Rubella 60% và trên 14% thai phụ sinh con bị Rubella bẩm sinh khôn triệu chứng. Các đặc điểm cơ bản thai nhi nhiễm Rubella bẩm sinh là: suy dinh dưỡng, đầu nhỏ, xuất huyết dưới da, xét nghiệm Rubella IgG và IgM dương tính, giảm tiểu cầu, tăng SGOT, giảm đường máu, dị tật tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể, nhiễm khuẩn sơ sinh và có thể tử vong sau đẻ.
Từ khóa
Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền
Download
Cùng tác giả
- Vũ Thị Vân Yến, Trần Ngọc Bích, Giá trị của dấu hiệu đa ối trong chấn đoán dị tật ống tiêu hóa trước sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 2 (2017)
- Trần Diệu Linh, Lê Anh Tuấn, Phan Thị Thu Nga, Nghiên cứu tình hình bệnh lý và tử vong trẻ sơ sinh non tháng - thấp cân tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2010 , Tạp chí Phụ sản: Tập 11 Số 2 (2013)
- Vũ Thị Vân Yến, Nguyễn Ngọc Lợi, Tình hình bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2012 , Tạp chí Phụ sản: Tập 11 Số 2 (2013)
- Lê Minh Trác, Trần Ngọc Bích, Nguyễn Phú Đạt, Đánh giá kết quả điều trị nội và ngoại khoa tinh hoàn không xuống bìu ở 104 trẻ trước 2 tuổi , Tạp chí Phụ sản: Tập 11 Số 2 (2013)
- Nguyễn Ngọc Lợi, Lê Minh Trác, Trần Ngọc Bích, Nguyễn Phú Đạt, Kết quả điều trị nội tiết tinh hoàn không xuống bìu sớm sau sinh 12 tháng , Tạp chí Phụ sản: Tập 14 Số 1 (2016)
- Lê Minh Trác, Trần Ngọc Bích, Nguyễn Phú Đạt, Chẩn đoán sớm và theo dõi diễn biến tự nhiên của tinh hoàn không xuống bìu sau sinh trong năm đầu , Tạp chí Phụ sản: Tập 14 Số 1 (2016)
- Lê Minh Trác, Đặng Tuấn Anh, Đánh giá ban đầu chẩn đoán trước và sau sinh bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện phụ sản trung ương , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 1 (2018)
- Vũ Thị Vân Yến, Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Việt Hà, Giá trị của siêu âm trước sinh trong chẩn đoán một số dị tật bẩm sinh ống tiêu hóa thường gặp tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương , Tạp chí Phụ sản: Tập 13 Số 2A (2015)
- Nguyễn Viết Tiến, Nguyễn Ngọc Lợi, Lê Phương Linh & CS, Điều trị thành công cặp song sinh thụ tinh trong ống nghiệm 24 tuần tuổi thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương - 2015 , Tạp chí Phụ sản: Tập 13 Số 2A (2015)
- Lê Thị Lan Anh, Trần Thị Thanh Hà, Lê Minh Trác, Nguyễn Thành Hải, Đoàn Anh Dũng, Nghiên cứu thực trạng sử dụng surfactant trong điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương , Tạp chí Phụ sản: Tập 20 Số 1 (2022)