Tóm tắt
Đặt vấn đề và mục tiêu: Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về trầm cảm sau sinh (TCSS) ở phụ nữ nhiễm HIV và các yếu tố liên quan. Tại Việt Nam, chưa có báo cáo về tỉ lệ TCSS ở phụ nữ nhiễm HIV. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu:” Xác định tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến TCSS ở các phụ nữ nhiễm HIV tại Việt Nam”.
Vật liệu và Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu thực hiện tại miền Đông Nam Bộ. Việt Nam, từ 30/11/2012 đến 30/4/2015. Tất cả 152 phụ nữ nhiễm HIV và 460 phụ nữ không nhiễm HIV, đồng ý và tham gia đến thời điểm kết thúc nghiên cứu, đã được sàng lọc TCSS bằng cách sử dụng thang Edinburgh (EPDS) từ khi nhập viện sinh đến 6 tuần sau khi sinh. TCSS được đánh giá ở tất cả các lần, các EPDS có điểm cắt ≥ 13 được sử dụng để xác định trầm cảm có thể xảy ra. Mẫu có EPDS ≥ 13 ở thời điểm nhập viện được loại khỏi nghiên cứu. Phiếu thu thập số liệu được sử dụng để thu thập các đặc điểm của tất cả các mẫu nghiên cứu. Các phụ nữ có điểm sàng lọc EPDS ≥ 13 ở thời điểm 6 tuần sau sinh được giới thiệu khám chuyên khoa tâm thần chẩn đoán xác định TCSS
Kết quả: Tỉ lệ TCSS tại thời điểm 6 tuần ở phụ nữ nhiễm HIV là 61,8% so với tỉ lệ 12,6% ở phụ nữ không nhiễm (p < 0,001). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa 2 nhóm ở một số đặc điểm: học vấn, nghề nghiệp, ổn định nghề nghiệp, tiền sử trầm cảm, hôn nhân, sức khỏe con. Phân tích đơn biến xác định các yếu tố: phát hiện nhiễm HIV trong chuyển dạ, con bị nhiễm HIV, mặc cảm mang bệnh HIV và mặc cảm có lỗi với gia đình có liên quan đến TCSS ở phụ nữ nhiễm HIV. Phân tích đa biến xác định có sự liên quan giữa TCSS với các yếu tố: nhiễm HIV (RR=4,49; KTC 95%:3,76 - 6,43); mẹ lớn tuổi (RR=1,96; KTC 95%:1,12 - 3,44); nhập cư (RR 0,67; KTC 95%:0,53- 0,86); không ổn định nghề nghiệp (RR=1,25;KTC 95%:0,99 - 1,59); tình trạng sức khỏe con (RR=1,78; KTC 95%: 1,23 - 2,58); và không nuôi con (RR=1,42; KTC 95%:1,92-1,97.
Kết luận: Tỉ lệ TCSS ở phụ nữ nhiễm HIV là 62%. Phụ nữ nhiễm HIV có nguy cơ bị TCSS cao gần gấp 5 lần phụ nữ không nhiễm HIV với p<0,001. Một số yếu tố kết hợp với TCSS: phụ nữ 35 tuổi hoặc hơn tăng nguy cơ gấp 2; nhập cư tăng nguy cơ 0,67 lần; không ổn định nghề nghiệp tăng nguy cơ 1,25 lần; sinh con yếu hoặc chết tăng nguy cơ 1,75 lần; và không tự nuôi con sau sinh tăng nguy cơ 1,42 lần.
Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền
Download
Cùng tác giả
- Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Lê Minh Tâm, Trần Mạnh Linh, Vai trò Carbetocin trong điều trị dự phòng băng huyết sau sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Võ Văn Đức, Cao Ngọc Thành, Đánh giá giá trị ngưỡng cắt ước lượng trọng lượng thai nhi ở mức bách phân vị thứ ba so với tuổi thai trong chẩn đoán, tiên lượng kết cục thai kỳ thai kém phát triển , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 2 (2018)
- Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Lê Minh Tâm, Võ Văn Đức, Cao Ngọc Thành, Đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm trong dự báo dọa sinh non , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 1 (2017)
- Trần Thị Như Quỳnh, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu giá trị beta-hCG trong tiên lượng kết cục thai kỳ sau thụ tinh ống nghiệm , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 2 (2018)
- Cao Ngọc Thành, Hà Thị Minh Thi, Nguyễn Viết Nhân, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Lê Phan Tưởng Quỳnh, Đoàn Hữu Nhật Bình, Trần Thị Hạ Thi, Lê Tuấn Linh, Đoàn Thị Duyên Anh, Võ Văn Đức, Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Trần Mạnh Linh, Ứng dụng kỹ thuật realtime RT – PCR để định lượng FLT-1 mRNA nguồn gốc nhau thai trong huyết tương của thai phụ và khảo sát mối liên quan với tiền sản giật – sản giật , Tạp chí Phụ sản: Tập 13 Số 4 (2016)
- Nguyễn Thị Kim Anh, Lê Việt Hùng, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi vợ và chồng lên kết quả mang thai lâm sàng bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương trứng , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Lê Na, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Vai trò kẹp rốn muộn sau sinh dựa trên y học bằng chứng , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 4 (2018)
- Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Võ Văn Đức, Cao Ngọc Thành, Đánh giá giá trị của MPI trong tiên lượng kết cục thai kỳ thai kém phát triển , Tạp chí Phụ sản: Tập 17 Số 1 (2019)
- Nguyễn Đắc Nguyên, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Liệu GnRH agonist có thể thay thế hCG để gây phóng noãntrong chu kỳ thụ tinh nhân tạo? , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
- Phạm Chí Kông, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm giải phẫu tinh hoàn với các thông số tinh dịch đồ ở bệnh nhân vô sinh nam , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)