Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kết quả khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp lóc ối và các yếu tố liên quan. Đánh giá khả năng tiên lượng kết quả lóc ối khởi phát chuyển dạ dựa vào chỉ số Bishop.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 85 thai phụ có chỉ định khởi phát chuyển dạ bằng lóc ối tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ 5/2019 – 5/2020.
Kết quả: Tỉ lệ xuất hiện chuyển dạ trong 24 giờ sau lóc ối là 49,4%, tỷ lệ xuất hiện chuyển dạ ở mọi thời điểm sau lóc ối và không cần phối hợp thêm các phương pháp KPCD khác là 71,8%. Tỉ lệ sinh đường âm đạo 36,5%. Chỉ số Bishop lúc lóc ối không liên quan đến kết quả chuyển dạ trong vòng 6 giờ, nhưng có liên quan đến kết quả chuyển dạ trong 12 giờ (OR: 3,0; 95% CI: 1,4 – 6,4, p = 0,01) và trong 24 giờ (OR: 5,2; 95% CI: 2,3 – 11,7, p < 0,0001). Thay đổi chỉ số Bishop sau 12 giờ liên quan đến kết quả chuyển dạ trong 12 – 24 giờ (OR: 2,9; 95% CI: 1,2 – 7,0, p = 0,02). Xác suất xảy ra chuyển dạ trong 12 – 24 giờ ở nhóm có chỉ số Bishop tăng 2 điểm sau khi lóc ối 12 giờ là 73%, dự báo thời gian xảy ra chuyển dạ ở nhóm này tính từ thời điểm 12 giờ khoảng 4 giờ.
Kết luận: Khởi phát chuyển dạ bằng lóc ối có kết quả chấp nhận được, chỉ số Bishop và BMI có liên quan đến kết quả khởi phát chuyển dạ. Có thể dựa vào chỉ số Bishop lúc lóc ối và thay đổi chỉ số Bishop sau lóc ối 12 giờ để tiên lượng khả năng xuất hiện chuyển dạ và dự đoán thời gian xuất hiện chuyển dạ.
Từ khóa
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>