Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện Bình An, Quảng Nam và tìm hiểu một số yếu tố liên quan.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh nhóm chứng. Đối tượng nghiên cứu bao gồm các sản phụ có chỉ định mổ lấy thai tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Bình An, Quảng Nam từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2023. Nhóm bệnh (nhóm I) bao gồm 119 bệnh nhân được chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng trước mổ lấy thai liều duy nhất Cefazoline 2 g, tiêm tĩnh mạch. Nhóm chứng (nhóm II) bao gồm 142 bệnh nhân sử dụng kháng sinh thường quy sau mổ lấy thai với Ceftriaxone 1 g x 02 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch trong 05 ngày. Qua khám lâm sàng, quá trình mổ lấy thai, theo dõi hậu phẫu tại bệnh viện để đánh giá và so sánh các biểu hiện nhiễm trùng hậu sản và các yếu tố liên quan giữa 2 nhóm.
Kết quả: Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về các yếu tố như: nhóm tuổi mẹ, nghề nghiệp, chiều cao, cân nặng, BMI, tiền sử mổ lấy thai, tuổi thai, các dấu hiệu chuyển dạ, thời gian chờ mổ, cân nặng trẻ sơ sinh và các biểu hiện nhiễm trùng hậu phẫu. Nghiên cứu ghi nhận có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về độ tuổi trung bình (nhóm I và II, lần lượt là 29,5 ± 4,6 và 27,1 ± 4,5 với p < 0,001); thời gian nằm viện (nhóm I và II, lần lượt là 5,36 ± 0,71 ngày và 6,09 ± 1,13 ngày, p < 0,05); địa dư và tình trạng vỡ ối trước mổ.
Kết luận: Khi so sánh kháng sinh dự phòng với nhóm kháng sinh thường quy sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Bình An Quảng Nam, kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm khuẩn hậu sản trong thời gian nằm viện khác nhau không có có ý nghĩa. Nhưng nhóm dùng kháng sinh dự phòng cho kết quả tốt hơn trong việc giảm được chi phí điều trị, giảm số ngày nằm viện có ý nghĩa, giảm được số lần tiêm thuốc và giảm được nhân công điều dưỡng.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Ngọc Khuyên (2017), Đánh giá kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng Cefotaxime so với kháng sinh điều trị trong phẫu thuật sản phụ khoa có chọn lọc, kỷ yếu hội nghị khoa học bệnh viện An Giang số tháng 10/2017.
3. Hopkins L, Smaill F., “Antibiotic prophylaxis regimens and drugs for cesarean section”. Cochrane Database Syst Rev 2000; :CD001136.
4. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Chương 7, “Sử dụng kháng sinh dự phòng trong sản khoa”. Tr. 178 – 179.
5. Bộ Y tế (2019), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, “Sử dụng kháng sinh trong sản khoa”. Tr. 20.
6. Lê Thanh Nhã (2022), “Nghiên cứu hiệu quả của kháng sinh dự phòng trong mổ lấy thai tại bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa”, Luận
văn chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Huế, trang 34 – 72.
7. Jyothi MS, Kalra JK, Arora A, … et al; “Randomized controlled trial of cefazolin monotherapy versus cefazolin plus azithromycin single dose prophylaxis for cesarean deliveries: A developing country's perspective”. J Family Med Prim Care. 2019 Sep 30;8(9):3015-3021. doi: 10.4103/jfmpc.jfmpc_593_19. PMID: 31681684; PMCID: PMC6820430.
8. Bizuayew H, Abebe H, Mullu G, … et al; “Post-cesarean section surgical site infection and associated factors in East Gojjam zone primary hospitals, Amhara region, North West Ethiopia”, 2020. PLoS One. 2021;16(12): e0261951. Published 2021 Dec 31. doi: 10.1371/journal.pone.0261951
9. Saeed Khalid BM, Greene Richard A, Corcoran P, O'Neill SM (2017), "Incidence of surgical site infection following caesarean section: a systematic review and meta-analysis protocol". BMJ Open, 7 (1): e013037. PMC 5253548. PMID 28077411
10. Lê Anh đào (2022), Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị kháng sinh dự phòng cefazolin trong phẫu thuật phụ khoa tại bệnh viện phụ sản Hà Nội, Tạp chí y học Việt Nam, tập 514, 05/2022, tr. 288 – 292.
11. Bollig C, Nothacker M, Lehane C, et al; “Prophylactic antibiotics before cord clamping in cesarean delivery: a systematic review”. Acta Obstet Gynecol Scand. 2018;97(5):521-535. doi:10.1111/aogs.13276
12. Reiff ES, Habib AS, Carvalho B, … et al; “Antibiotic Prophylaxis for Cesarean Delivery: A Survey of Anesthesiologists”. Anesthesiol Res Pract. 2020; 2020:3741608. Published 2020 Dec 16. doi:10.1155/2020/3741608
13. Li M, Shi B, Ma J, … et al; “Comparing prophylactic use of cefazolin for SSI in cesarean section: a systematic review and meta-analysis”. Arch Gynecol Obstet. 2021 Feb;303(2):313-320. doi: 10.1007/s00404-020-05873-z. Epub 2020 Nov 26. PMID: 33242142.
14. Jyothirmayi CA, Halder A, Yadav B, … et al; “A randomized controlled double blind trial comparing the effects of the prophylactic antibiotic, Cefazolin, administered at caesarean delivery at two different timings (before skin incision and after cord clamping) on both the mother and newborn”. BMC Pregnancy Childbirth. 2017 Oct 3;17(1):340. doi: 10.1186/s12884-017-1526-y. PMID: 28974203; PMCID: PMC5627463.
15. Ben Shoham A, Bar-Meir M, Ioscovich A, … et al; “Timing of antibiotic prophylaxis in cesarean section: retrospective, difference-in-differences estimation of the effect on surgical-site-infection”. J Matern Fetal Neonatal Med. 2019 Mar;32(5):804-808. doi: 10.1080/14767058.2017.1391784. Epub 2017 Oct 26. PMID: 29020828.
16. McLaren RA, Atallah F, Minkoff H., “Antibiotic Prophylaxis Trials in Obstetrics: A Call for Pediatric Collaboration”. AJP Rep. 2020 Apr;10(2): e155-e158. doi: 10.1055/s-0040-1709513. Epub 2020 Apr 15. PMID: 32309017; PMCID: PMC7159977.
17. Smaill FM, Grivell RM, “Antibiotic prophylaxis versus no prophylaxis for preventing infection after cesarean section”. Cochrane Database Syst Rev 2014; :CD007482.
18. Ausbeck EB, Jauk VC, Boggess KA, … et al; “Impact of Azithromycin-Based Extended-Spectrum Antibiotic Prophylaxis on Noninfectious Cesarean Wound Complications”. Am J Perinatol. 2019 Jul;36(9):886-890. doi: 10.1055/s-0039-1679914. Epub 2019 Feb 19. PMID: 30780190.
19. Duff P., “Prevention of Infection After Cesarean Delivery”. Clin Obstet Gynecol. 2019 Dec;62(4):758-770. doi: 10.1097/GRF.0000000000000460. PMID: 31107253.
20. Wilson AP, Treasure T, Sturridge MF, Grüneberg RN. “A scoring method (ASEPSIS) for postoperative wound infections for use in clinical trials of antibiotic prophylaxis”. Lancet 1986 Feb 8;1(8476):311-3. doi: 10.1016/s0140-6736(86)90838-x.
21. Silver, Robert M.; et al. (June 2006), "Maternal Morbidity Associated With Multiple Repeat Cesarean Deliveries". Obstetrics & Gynecology. 107 (6): 1226–1232. PMID 16738145.
22. Jyothi MS, Kalra JK, Arora A, … et al; “Randomized controlled trial of cefazolin monotherapy versus cefazolin plus azithromycin single dose prophylaxis for cesarean deliveries: A developing country's perspective”. J Family Med Prim Care. 2019 Sep 30;8(9):3015-3021. doi: 10.4103/jfmpc.jfmpc_593_19. PMID: 31681684; PMCID: PMC6820430.
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>
Download
Cùng tác giả
- Nguyễn Thị Thái Thanh, Nguyễn Văn Trung, Võ Văn Chính, Lê Minh Tâm, Nghiên cứu chất lượng phôi nang thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng sau trữ lạnh bằng thủy tinh hoá , Tạp chí Phụ sản: Tập 21 Số 2 (2023): Số Đặc Biệt Chào Mừng Hội Nghị Sản Khoa Phụ Khoa Toàn Quốc 2023
- Lê Minh Tâm, Võ Văn Chính, Cao Ngọc Thành, Ảnh hưởng của phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả hỗ trợ sinh sản và sẩy thai liên tiếp , Tạp chí Phụ sản: Tập 21 Số 2 (2023): Số Đặc Biệt Chào Mừng Hội Nghị Sản Khoa Phụ Khoa Toàn Quốc 2023