Tóm tắt
Trầm cảm sau sinh (TCSS) không phổ biến ở phụ nữ bình thường nhưng lại chiếm tỉ lệ cao ở phụ nữ nhiễm HIV (H) và đã được xác định là một yếu tố dự báo mạnh mẽ không tuân thủ ART và liên quan đến khó khăn trong việc chăm sóc con. Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về TCSS ở phụ nữ nhưng chưa có báo cáo về TCSS ở phụ nữ nhiễm H. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ TCSS ở các phụ nữ nhiễm H và đánh giá một số đặc điểm dịch tễ, tâm lý xã hội của họ so với các phụ nữ không nhiễm H. Phương pháp: Nghiên cứu thuần tập theo chiều dọc thực hiện tại Đồng Nai và Bình Dương từ 30/11/2012 đến 30/3/2014. Tất cả 135 phụ nữ nhiễm H và 405 phụ nữ không nhiễm H (tỉ lệ 1: 3) đồng ý tham gia đã được sàng lọc TCSS bằng cách sử dụng thang Edinburgh (EPDS) từ khi nhập viện sinh đến 1 và 6 tuần sau khi sinh. TCSS được đánh giá ở tất cả các lần, các EPDS có điểm cắt ≥ 13 được sử dụng để xác định trầm cảm có thể xảy ra. Mẫu có EPDS ≥ 13 ở thời điểm nhập viện được loại khỏi nghiên cứu. Phiếu thu thập số liệu được sử dụng để thu thập các đặc điểm của tất cả các mẫu nghiên cứu. Kết quả: Có 403 sản phụ không nhiễm H và 109 sản phụ nhiễm H đủ tiêu chuẩn tiếp tục nghiên cứu. Tỉ lệ mất dấu tại thời điểm 6 tuần sau sinh tương đương ở 2 nhóm (nhiễm 10,1% và không nhiễm 11,6%). Tỉ lệ TCSS tại thời điểm 6 tuần ở nhóm nhiễm H là 61% so với tỉ lệ 8,7% ở nhóm không nhiễm (p < 0,001). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa 2 nhóm ở một số đặc điểm: trình độ học vấn, tình trạng thất nghiệp, thu nhập, sử dụng chất gây nghiện, tiền căn tâm thần, hôn nhân gia đình, bú mẹ và chăm sóc con. Kết luận: Có nhiều khác biệt trong các đặc điểm dịch tễ và tâm lý xã hội ở 2 nhóm phụ nữ. Tỉ lệ có triệu chứng TCSS ở phụ nữ nhiễm H cao gấp 7 lần ở phụ nữ không nhiễm H.Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền
Download
Dữ liệu downlad không hiện hữu.
Cùng tác giả
- Phạm Chí Kông, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm giải phẫu tinh hoàn với các thông số tinh dịch đồ ở bệnh nhân vô sinh nam , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Nguyễn Vũ Quốc Huy, Lê Minh Tâm, Ngô Viết Quỳnh Trâm, Trương Quang Vinh, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu tình hình nhiễm Human Papilloma Virus sinh dục ở phụ nữ tại tỉnh Thừa Thiên Huế , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Nguyễn Văn Tuấn, Lê Minh Toàn, Cao Ngọc Thành, Đánh giá hiệu quả giảm đau trong điều trị U LNMTC ở buồng trứng bằng phẫu thuật phối hợp với liệu pháp hỗ trợ chất đồng vận GnRH , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Lê Minh Tâm, Bùi Thị Thanh Hương, Cao Ngọc Thành, Khảo sát kiến thức, thái độ của phụ nữ về sinh sản và vô sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Nguyễn Mạnh Hoan, Cao Ngọc Thành, Sàng lọc trầm cảm sau sinh ở phụ nữ nhiễm HIV tại Việt Nam , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
- Nguyễn Thị Lê Na, Hồ Thị Thanh Tâm, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Kiến thức, thái độ và mức độ phiền muộn của cặp vợ chồng vô sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 14 Số 4 (2017)
- Nguyễn Thị Thái Thanh, Lê Minh Tâm, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thị Tâm An, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu ảnh hưởng sức sống của tinh trùng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 4 (2018)
- Nguyễn Văn Trung, Lê Minh Tâm, Nguyễn Thị Tâm An, Nguyễn Thị Thái Thanh, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu ứng dụng hệ thống theo dõi phôi liên tục (time lapse) trong thụ tinh ống nghiệm , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 4 (2018)
- Cao Ngọc Thành, Vai trò của vòi tử cung trong chức năng sinh sản , Tạp chí Phụ sản: Tập 11 Số 1 (2013)
- Nguyễn Vũ Quốc Huy, Lê Minh Tâm, Trương Quang Vinh Đặng Công Thuận, Cao Ngọc Thành, Sàng lọc tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung , Tạp chí Phụ sản: Tập 11 Số 1 (2013)