Nhân hai trường hợp mắc viêm não tự miễn do thụ thể NMDA có u quái buồng trứng đã được điều trị loại bỏ khối u
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phạm, B. N., & Nguyễn, V. H. (2022). Nhân hai trường hợp mắc viêm não tự miễn do thụ thể NMDA có u quái buồng trứng đã được điều trị loại bỏ khối u. Tạp Chí Phụ sản, 20(3), 156-161. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.3.1416

Tóm tắt

Tổng quan: Viêm não do thụ thể N-methyl-d-aspartate (NMDAR) là một bệnh hiếm. Từ năm 2007 đã xuất hiện một vài báo cáo ca bệnh trên thế giới. Ở Việt Nam được ghi nhận là hiếm trên lâm sàng và chưa có báo cáo nào trong Y văn.

Báo cáo 02 trường hợp: Hai trường hợp này đã được ghi nhận trong năm 2017 và 2018. Người bệnh nhân đã được điều trị ở tuyến dưới nhưng không có kết quả, được chuyển đến bệnh viện Bạch Mai khi các triệu chứng toàn thân nặng và được điều trị kéo dài ở những đơn vị chăm sóc đặc biệt. Các triệu chứng không điển hình và dễ nhầm lẫn là những lý do khiến bệnh được phát hiện muộn và biến chứng có thể xuất hiện ở người bệnh. Trước đây, khi bệnh nhân có những biểu hiện này được chẩn đoán bị viêm não không rõ nguyên nhân, có thể gây ra di chứng nặng hoặc thậm chí là tử vong. Viêm não NMDA liên quan đến u quái buồng trứng là viêm não tự miễn thường gặp ở phụ nữ trẻ.

Kết luận: Với mục đích đóng góp một phần kinh nghiệm trong chẩn đoán viêm não do thụ thể NMDAr và có kế hoạch điều trị sớm, chúng tôi xin báo cáo trường hợp hai phụ nữ trẻ đã được cắt bỏ u quái buồng trứng và điều trị sau phẫu thuật, một bệnh nhân được sử dụng liệu pháp miễn dịch và một bệnh nhân không sử dụng liệu pháp miễn dịch.

Từ khóa

viêm não NMDA, viêm não tự miễn, u quái buồng trứng
PDF

Tài liệu tham khảo

1. G. S. Day, S. M. High, B. Cot và cộng sự (2011). Anti-NMDA-receptor encephalitis: case report and literature review of an under-recognized condition. Journal of general internal medicine, 26 (7), 811-816.
2. J. Dalmau, A. J. Gleichman, E. G. Hughes và cộng sự (2008). Anti-NMDA-receptor encephalitis: case series and analysis of the effects of antibodies. The Lancet. Neurology, 7 (12), 1091-1098.
3. J. Dalmau, E. Lancaster, E. Martinez-Hernandez và cộng sự (2011). Clinical experience and laboratory investigations in patients with anti-NMDAR encephalitis. The Lancet. Neurology, 10 (1), 63-74.
4. A. Uchino, T. Iizuka, Y. Urano và cộng sự (2011). Pseudo-piano playing motions and nocturnal hypoventilation in anti-NMDA receptor encephalitis: response to prompt tumor removal and immunotherapy. Internal medicine (Tokyo, Japan), 50 (6), 627-630.
5. H. Shimazaki, Y. Ando, I. Nakano và cộng sự (2007). Reversible limbic encephalitis with antibodies against the membranes of neurones of the hippocampus. J of neurology, neurosurgery and psychiatry, 78 (3), 324-325.
6. D. Wong và B. Fries (2014). Anti-NMDAR encephalitis, a mimicker of acute infectious encephalitis and a review of the literature. IDCases, 1 (4), 66-67.
7. Titulaer M. Treatment and prognostic factors for long-term outcome in patients with anti-NMDA receptor encephalitis: an observational cohort study. Lancet Neurol. 2013;12(2):157–165.
8. Mann A., Grebenciucova E., Lukas R. Anti- N-methyl-D-aspartate receptor encephalitis: diagnosis, optimal management, and challenges. Ther. Clin. Risk Manag. 2014;10:517-525.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.