Tóm tắt
Mục tiêu: Kháo sát giá trị HA động mạch tại thời điểm 11 -13 tuần 6 ngày ở các thai phụ phát triển TSG về sau và đánh giá vai trò của HA động mạch trong dự báo bệnh lý TSG.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 2.998 thai phụ tại thời điểm thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày đến khám sàng lọc quý I và quản lý thai kỳ tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế từ 09/2012 đến 03/2015
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ các rối loạn tăng HA trong thai kỳ chiếm 3,74% so với toàn bộ thai nghén, trong đó TSG có tỷ lệ 2,84%. Bội số của trung vị MoM của HATT, HATr và HATB ở nhóm thai phụ phát triển TSG sớm (1,059, 1,136 và 1,147 MoM) và nhóm phát triển TSG muộn (1,059, 1,136 và 1,136 MoM) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm thai phụ không phát triển TSG (1,003, 1,050 và 1,051 MoM). Tuy nhiên không có sự khác biệt các giá trị HA giữa nhóm tăng HA thai nghén và nhóm chứng. Sàng lọc TSG bằng HATB cho kết quả tốt hơn HATT và HATr. Phối hợp với yếu tố nguy cơ mẹ và HATB làm cải thiện kết quả diện tích dưới đường cong ROC trong dự báo TSG sớm và TSG muộn, tương ứng là 0,811 và 0,712. Tỷ lệ phát hiện TSG sớm, TSG muộn là 63,6%, và 35,1% tương ứng với tỷ lệ dương tính giả 10%.
Kết luận: Sàng lọc TSG bằng HA là một phương pháp rẻ tiền, tính khả thi cao và cho kết quả chấp nhận được. Nên phối hợp thêm các yếu tố dự báo khác như các đặc điểm tiền căn mẹ, giá trị siêu âm doppler động mạch tử cung và các chất chỉ điểm sinh hóa để tăng tỷ lệ dự báo.
Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền