Tạp chí Phụ sản https://vjog.vn/journal <p>Tạp chí Phụ Sản (ISSN 1859–3844, DOI: 10.46755/vjog)&nbsp; sẽ công bố các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết tổng quan cũng như các báo cáo trường hợp lâm sàng đặc biệt, liên quan đến các lĩnh vực sản phụ khoa, sơ sinh và nội tiết sinh sản, vô sinh được xuất bản định kỳ mỗi quý (4 số mỗi năm) và một số số đặc biệt.&nbsp;&nbsp;Bài viết gởi về tòa soạn cần tuân thủ quy định về hình thức của tạp chí và theo quy trình <a href="https://vjog.vn/journal/quy-trinh">tại đây</a>.</p> <p>Mỗi bài báo khoa học được chấp nhận đăng trên tạp chí phụ sản được Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đánh giá <strong>0,75</strong> điểm/công trình về mặt đóng góp khoa học.&nbsp;</p> <p>Mỗi bài viết sẽ được nhận xét bởi 2 phản biện độc lập do Ban biên tập giới thiệu, là những chuyên gia về các lĩnh vực liên quan, để nhận xét tính mới, ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của mỗi bài viết và chấp nhận đăng. Tác giả bài viết sẽ chịu trách nhiệm về nội dung bài của mình và có trách nhiệm phản hồi với mọi ý kiến của độc giả sau khi công bố.</p> vi-VN <p>Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền</p> tapchiphusan.vn@gmail.com (Ban biên tập) tc.phusan@gmail.com (Hỗ trợ hệ thống) T6, 25 Th10 2024 01:57:35 +0000 OJS 3.1.2.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Khâu vòng cổ tử cung đường bụng qua nội soi: tổng quan tài liệu và những kết quả bước đầu https://vjog.vn/journal/article/view/1738 <p>Suy yếu cổ tử cung xảy ra khoảng 0,1% đến 1% các trường hợp mang thai, là nguyên nhân dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non tự phát vào ba tháng giữa hoặc đầu ba tháng cuối thai kỳ. Khâu vòng cổ tử cung được thực hiện để dự phòng sinh non ở phụ nữ suy yếu cổ tử cung. Các kỹ thuật khâu cổ điển đường âm đạo đơn giản dễ áp dụng, tuy nhiên hiệu quả trong trường hợp sẩy thai nhiều lần ở thời điểm quý hai của thai kỳ chưa được chứng minh. Khâu vòng cổ tử cung đường bụng là lựa chọn thay thế khi thất bại hoặc không thể tiến hành khâu vòng cổ tử cung đường âm đạo. Những trường hợp nội soi khâu vòng cổ tử cung đầu tiên đã được thực hiện an toàn và cho thấy kết quả thai kỳ được cải thiện đáng kể.</p> Vũ Bá Quyết, Nguyễn Đức Hà Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1738 T3, 22 Th10 2024 07:38:50 +0000 Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh nguyên bào nuôi https://vjog.vn/journal/article/view/1740 <p>Bệnh nguyên bào nuôi thai kỳ (Gestational trophoblastic disease – GTD) phát sinh từ bánh rau bất thường bao gồm các thể bệnh từ tiền ác tính tới ác tính. Dịch tễ học của GTD khác nhau ở nhiều vùng trên thế giới. Ngoài mô bệnh học, các nghiên cứu di truyền giúp ích đáng kể cho chẩn đoán. Siêu âm và xét nghiệm hCG có thể phát hiện sớm chửa trứng và giúp ích rất nhiều trong điều trị. Theo dõi hCG huyết thanh là cần thiết để chẩn đoán sớm u nguyên bào nuôi (Gestational Trophoblastic Neoplasia – GTN) và thời gian theo dõi hCG khác nhau tùy thuộc vào loại chửa trứng. GTN nguy cơ thấp (điểm nguy cơ &lt; 7) được điều trị bằng đơn hóa trị và có thể yêu cầu các hóa chất bổ sung, tỷ lệ sống đạt gần 100%; GTN nguy cơ cao (điểm nguy cơ ≥ 7) được điều trị đa hóa trị và có thể cân nhắc phẫu thuật nhằm cắt bỏ nhân di căn, tỷ lệ khỏi khoảng 90%. Với các trường hợp có điểm nguy cơ rất cao, hóa trị ban đầu bằng liều thấp giúp giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh.</p> Mai Trọng Dũng, Lê Hoài Chương, Đoàn Thị Thu Trang, Đào Minh Hưng, Đinh Thị Mỹ Linh, Lê Linh Huyền Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1740 T4, 23 Th10 2024 01:37:01 +0000 Thực trạng thiếu máu và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Văn Bàn, tỉnh Lào Cai năm 2024 https://vjog.vn/journal/article/view/1759 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Mô tả tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Văn Bàn, tỉnh Lào Cai năm 2024 và một số yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 400 thai phụ từ tháng 1/2024 đến tháng 5/2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ thiếu máu chung của đối tượng nghiên cứu là 35,75%, trong đó thiếu máu nhẹ là 31,50%, thiếu máu vừa là 4,25%. Tỷ lệ thiếu máu hồng cầu to là 28,0%, thiếu máu hồng cầu nhỏ là 48,20%, thiếu máu có Ferritin thấp chiếm 60,10%. Dân tộc, trình độ học vấn, nơi sống, chu vi vòng cánh tay &lt; 23 cm, tăng cân dưới mức khuyến nghị của IOM, tần suất tiêu thụ nhóm thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12 ≤ 4 lần/tuần, có sử dụng chè/trà, cà phê, rượu bia là các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng thiếu máu.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Thiếu máu ở phụ nữ mang thai đến khám ở Bệnh viện Đa khoa Văn Bàn, tỉnh Lào Cai năm 2024 chiếm tỷ lệ khá cao. Một số yếu tố về nhân khẩu học và dinh dưỡng có liên quan tới tỷ lệ thiếu máu.</p> Nguyễn Thị Thu Liễu, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thùy Trang, Nguyễn Thái An Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1759 T3, 22 Th10 2024 07:40:05 +0000 Nhận xét kết quả điều trị sớm sau sinh thoát vị hoành bẩm sinh https://vjog.vn/journal/article/view/1766 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Nhận xét kết quả từ chẩn đoán trước sinh và điều trị sớm sau sinh trẻ thoát vị hoành bẩm sinh (TVHBS) tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 2017 đến tháng 06/2023.&nbsp;</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Mô tả cắt ngang 52 trẻ mắc thoát vị hoành chọn nghiên cứu.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>100% trẻ được chẩn đoán trước sinh, phát hiện quý 3 thai kỳ 36 trẻ (69,2%), thời điểm phát hiện thoát vị hoành trung bình là 28,6 ± 6,1 tuần. Hầu hết trẻ bị TVHBS bên trái (98,1%), không có trẻ nào bị TVHBS ở cả 2 bên. Trẻ được phẫu thuật chủ yếu từ 1 đến 4 ngày tuổi. Các biến chứng thường gặp sau phẫu thuật: viêm phổi (26,5%), nhiễm trùng huyết (24,5%), tăng áp động mạch phổi (12,2%), tràn dịch dưỡng chấp (12,2%). Thời gian thở máy sau mổ 7,6 ± 6,9 ngày, thời gian nằm viện 16,5 ± 9,6 ngày. Tỷ lệ tử vong chung: 34,6%, 5,8% tử vong trước phẫu thuật. Các nguyên nhân tử vong: tăng áp lực động mạch phổi (44,4%), nhiễm trùng (33,3%).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Thoát vị hoành bẩm sinh là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao tuy nhiên có thể chẩn đoán trước sinh sớm từ đó chuẩn bị kế hoạch xử trí kịp thời cho trẻ sau khi sinh. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do tăng áp phổi và nhiễm trùng. </p> Lê Minh Trác, Trần Diệp Hà Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1766 T3, 22 Th10 2024 07:59:45 +0000 Dự đoán trọng lượng thai trong tử cung bằng công thức Hadlock IV và một số yếu tố liên quan https://vjog.vn/journal/article/view/1742 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Phân tích và xác định các yếu tố liên quan tới giá trị dự đoán trọng lượng thai trong tử cung bằng công thức Hadlock IV tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 151 sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 6/2024 đến tháng 8/2024. Tiến hành ước lượng trọng lượng thai nhi bằng công thức Hadlock IV và đánh giá độ chính xác của ước lượng. Phân tích các yếu tố liên quan tới độ chính xác bằng hồi quy tuyến tính.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Phần lớn trẻ em sinh ra là con rạ với 117 trẻ, chiếm tỷ lệ 77,5%. Cân nặng trung bình lúc sinh của của trẻ là 3161,6 ± 395,4 gram. Sai số tuyệt đối giữa trọng lượng sau sinh với trọng lượng ước tính trung bình là 203,4 ± 180,1 gram. Sai số tương đối trung bình là 6,7%. Công thức Hadlock IV cho tỷ lệ ước lượng chính xác với tỷ lệ chính xác là 79,5%. Tìm thấy mối liên quan giữa khu vực sinh sống và cân nặng lúc sinh của trẻ tới độ chính xác của ước tính.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Công thức Hadlock IV trên siêu âm có giá trị dự đoán chính xác cao trọng lượng thai nhi lúc sinh.</p> Nguyễn Thị Bích Vân, Nguyễn Ngọc Minh Hải Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1742 T3, 22 Th10 2024 09:25:15 +0000 Giá trị của test sàng lọc trước sinh từ huyết thanh thai phụ có nguy cơ cao trong chẩn đoán một số lệch bội nhiễm sắc thể https://vjog.vn/journal/article/view/1760 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Phân tích giá trị của sàng lọc trước sinh từ huyết thanh thai phụ có nguy cơ cao trong chẩn đoán một số lệch bội nhiễm sắc thể.</p> <p><strong>Đối tượng và Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả hồi cứu từ hồ sơ bệnh án của 418 thai phụ có kết quả test sàng lọc huyết thanh nguy cơ cao tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022. Các test sàng lọc bao gồm Double test và Triple test được sử dụng và so sánh với kết quả xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ từ dịch ối.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ phát hiện nguy cơ cao của hội chứng Down từ Double test là 7,2% và từ Triple test là 8,1%. Tỷ lệ phát hiện nguy cơ mắc hội chứng Patau và Edwards cũng có sự khác biệt nhỏ nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả nhiễm sắc thể đồ cho thấy tỷ lệ phát hiện bất thường nhiễm sắc thể qua nuôi cấy tế bào ối ở các trường hợp nguy cơ cao là tương đối thấp nhưng vẫn đáng kể, với các tỷ lệ phát hiện cho hội chứng Down, hội chứng Patau, và hội chứng Edwards lần lượt là 2,9%; 23,8% và 5,7%.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Test sàng lọc trước sinh (Double test, Triple test) có giá trị quan trọng trong việc phát hiện sớm các nguy cơ lệch bội nhiễm sắc thể (hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edwards), giúp giảm thiểu các hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ cho trẻ sau này.</p> Nguyễn Thị Hồng Gấm, Nguyễn Ngọc Thu, Đặng Phương Thúy, Nguyễn Thị Hồng Phượng, Nguyễn Thị Bích Vân Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1760 T3, 22 Th10 2024 09:57:50 +0000 Mô tả một số yếu tố liên quan đến tâm lý phụ nữ sau sinh hai con cùng là gái https://vjog.vn/journal/article/view/1761 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Đánh giá tâm lý của người phụ nữ khi sinh con thứ 2 cùng giới là nữ và các yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 200 sản phụ sau mổ lấy thai và đẻ thường tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương có con thứ 2 cùng giới là nữ từ tháng 1/2024 đến tháng 6/2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tần suất mắc các lo âu, rối loạn trầm cảm, căng thẳng lần lượt là: 42,0%; 12,0% và 8,0%. Mức độ các rối loạn phần lớn từ nhẹ và vừa với điểm trung bình tương ứng là 2,99 ± 4,10; 6,78 ± 5,96 và 5,67 ± 6,83. Việc mong muốn sinh được con trai ở nhóm sống chung với gia đình (36,61%) khác biệt nhóm không sống chung với gia đình (63,39%) là có ý nghĩa thống kê (p = 0,01).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Tình trạng tâm lý bất ổn trước và sau sinh có liên quan. Mong muốn sinh được con trai có liên quan với việc sống chung cùng gia đình. Nguy cơ bị trầm cảm của những phụ nữ sống chung với bố mẹ chồng sẽ cao hơn so với không sống chung với bố mẹ chồng.</p> Đào Thị Thanh Hường, Đỗ Thanh Huyền, Nguyễn Thị Thu Ngân Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1761 T3, 22 Th10 2024 10:12:35 +0000 Tỷ lệ trầm cảm sau sinh và các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng ở sản phụ tuổi vị thành niên https://vjog.vn/journal/article/view/1746 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Xác định tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố ảnh hưởng tới trầm cảm sau sinh ở sản phụ mẹ tuổi vị thành niên.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên các sản phụ tuổi vị thành niên sau sinh trong 3 năm 01/06/2022- 01/06/2024. Sử dụng mô hình hồi quy đơn biến và đa biến để xác định yếu tố nguy cơ.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Trong 3 năm có tổng cộng 141 trẻ vị thành niên đến sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, có 44/141(31,2%) bệnh nhân có bệnh lý trầm cảm (nhiều hơn 5/9 tiêu chí theo thang điểm DMS-5). Các yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm được xác định là bạo lực gia đình, mẹ đơn thân, tiền sử trầm cảm, sản phụ sống ở vùng nôn thôn, có sự phân biệt đối xử từ xã hội, quan hệ với bạn đời bất ổn, sức khoẻ kém khi mang thai, mang thai ngoài ý muốn, hút thuốc lá, các thủ thuật kéo dài, âm thanh từ các trang thiết bị tại bệnh viện, tiếng con khóc, không cho con bú hoặc ít bú và thiếu sự hỗ trợ của gia đình.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Với tỷ lệ trầm cảm cao, cần có các biện pháp can thiệp sớm làm giảm và kiểm soát tỷ lệ trầm cảm sau sinh. Những phát hiện của chúng tôi cung cấp thông tin có giá trị để phát triển các biện pháp can thiệp phòng ngừa và điều trị nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần của các bà mẹ tuổi vị thành niên trong thời kỳ hậu sản. </p> <p><strong>Bàn luận: </strong>Với tỷ lệ trầm cảm cao cần có các biện pháp can thiệp sớm làm giảm và kiểm soát tỷ lệ trầm cảm sau sinh. Những phát hiện của chúng tôi cung cấp thông tin có giá trị để phát triển các biện pháp can thiệp phòng ngừa và điều trị nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần của các bà mẹ tuổi vị thành niên trong thời kỳ hậu sản.</p> <p><strong>Từ khoá:</strong> trầm cảm, sau sinh, tuổi vị thành niên, đánh giá.</p> Nguyễn Văn Khanh, Bùi Minh Cường Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1746 T3, 22 Th10 2024 10:17:10 +0000 Chẩn đoán di truyền ở thai có dị tật tim bẩm sinh kèm theo chậm phát triển trong tử cung bằng kỹ thuật SNP Array https://vjog.vn/journal/article/view/1743 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Chẩn đoán các bất thường di truyền ở thai có di tật tim trên siêu âm kèm theo chậm phát triển trong tử cung.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên hồ sơ bệnh án từ 08/2022 đến 09/2023 thu được 73 trường hợp thai có dị tật tim được chọc hút dịch ối để chẩn đoán trước sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương phù hợp với các tiêu chuẩn lựa chọn.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>9 trường hợp thai chậm phát triển trong tử cung kèm dị tật tim trên siêu âm, tìm thấy có bất thường về di truyền, gồm 8 CNV (copy number variation - biến thể có bản sao) được phân loại gây bệnh, 1 CNV chưa rõ ý nghĩa lâm sàng. Các CNV bất thường tập trung chủ yếu ở hai hình thái dị tật tim là thông liên thất và tứ chứng Fallot. Trong 9 trường hợp này,&nbsp; SNP Array phát hiện thêm được 4 trường hợp bất thường gen, cao gấp đôi số ca có kết quả nhiễm sắc thể (NST) đồ bất thường.</p> <p style="font-weight: 400;"><strong>Kết luận: </strong>Các thai dị tật tim bẩm sinh có chậm phát triển trong tử cung đều tìm ra có các bất thường di truyền và SNP Array có tính ưu việt cao trong chẩn đoán trước sinh ở các trường hợp này.</p> Nguyễn Phương Tú, Hoàng Thị Ngọc Lan, Trần Danh Cường, Nguyễn Quốc Tuấn Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1743 T3, 22 Th10 2024 10:24:02 +0000 Sự hài lòng của sản phụ sau mổ lấy thai khi sử dụng phương pháp giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2024 https://vjog.vn/journal/article/view/1765 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả thực trạng sự hài lòng của sản phụ sau mổ lấy thai (MLT) khi sử dụng phương pháp giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng (NMC) tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (BVPSTW) năm 2024.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 331 sản phụ MLT giảm đau sau mổ bằng gây tê NMC tại BVPSTW từ tháng 01 đến tháng 5/2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ hài lòng chung cao (96,4%), mức độ hài lòng tăng dần theo trình tự: cách thức cung cấp dịch vụ (97,0%), chăm sóc giảm đau (99,4%), kết quả giảm đau (99,7%), thái độ chuyên môn của nhân viên y tế (100%). 37,5% sản phụ chắc chắn quay lại hoặc giới thiệu người khác; 61,9% sản phụ có thể sẽ quay lại, có 0,6% sản phụ không muốn hoặc chuyển bệnh viện khác. Có mối liên quan giữa sự không hài lòng với sản phụ mắc bệnh tăng huyết áp thai kỳ và đau khi vận động sau 36 giờ phẫu thuật (p &lt; 0,05).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Cách thức cung cấp dịch vụ gói giảm đau ghi nhận tỷ lệ hài lòng thấp hơn các nội dung khác, chỉ hơn 1/3 sản phụ chắc chắn sẽ quay trở lại cho lần thai sản tiếp theo cho thấy BV cần xem xét cách thức truyền thông và hướng dẫn đội ngũ nhân viên y tế (NVYT) tư vấn gói giảm đau chi tiết và chú trọng chăm sóc giảm đau nhóm sản phụ có bệnh lý thai kỳ hoặc sản phụ đau nhiều sau MLT là điều cần thiết.</p> Nguyễn Thị Ngân, Vũ Văn Đẩu, Đào Duy Quân, Nguyễn Thị Liên, Vũ Thị Thu Thủy Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1765 T3, 22 Th10 2024 10:30:57 +0000 Hài lòng của sản phụ sau mổ lấy thai về hoạt động chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương https://vjog.vn/journal/article/view/1754 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Mô tả sự hài lòng của sản phụ sau mổ lấy thai về công tác chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 499 sản phụ được chăm sóc sau mổ lấy thai tại Khoa Sản - Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 6 đến tháng 8/2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tuổi trung bình sản phụ là 30,7 ± 4,8 tuổi. Trong đó, tỷ lệ sản phụ hài lòng mối quan hệ giữa sản phụ và điều dưỡng 86,4%; thực hiện hoạt động chăm sóc 83,6%, tư vấn giáo dục sức khỏe 82,4%, hài lòng về chăm sóc tinh thần 81,2%. Tỷ lệ sản phụ có hài lòng chung về hoạt động chăm sóc sau mổ lấy thai 83,2%.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Tỷ lệ sản phụ hài lòng với hoạt động chăm sóc của điều dưỡng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương khá cao. Cần phát huy đồng thời các hoạt động nâng cao sự hài lòng của sản phụ về chăm sóc tinh thần và tư vấn giáo dục sức khỏe.</p> Lê Thu Huyền, Trần Thị Tú Anh, Vũ Thị Thảo, Đỗ Thanh Huyền, Đinh Thị Thu Hằng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1754 T3, 22 Th10 2024 10:36:23 +0000 Một số yếu tố nguy cơ xuất huyết trong não thất ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương https://vjog.vn/journal/article/view/1764 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá tỷ lệ xuất huyết trong não thất (XHTNT) và nhận xét một số yếu tố nguy cơ xuất huyết trong não thất ở trẻ đẻ non.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang 300 bệnh nhân đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 9/2023 đến tháng 3/2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Siêu âm thóp 300 bệnh nhân có 49 bệnh nhân xuất huyết trong não thất chiếm tỷ lệ 16,3%, Mức độ XHTNT độ 1: 59,2%, độ 2: 18,4%, độ 3: 12,2%, độ 4: 10,2%. Trẻ dưới 28 tuần thai (52,6%), trẻ dưới 1000 g (32,8%). Siêu âm thóp phát hiện 89,8% xuất huyết trong 7 ngày đầu. Tiêm steroid trước sinh giảm nguy cơ XHTNT (OR = 0,48, p = 0,043). Một số yếu tố tăng nguy cơ XHTNT: apgar &lt; 7 điểm, tuổi thai &lt; 32 tuần, cân nặng &lt; 1500g,&nbsp; hỗ trợ thở máy, hạ nhiệt độ, pH &lt; 7,2, BE &lt; -10, PaCO2 &gt; 55 mmHg, bệnh màng trong, chảy máu phổi, nhiễm khuẩn sơ sinh, còn ống động mạch, tiêm bicarbonat. Phân tích đa biến: apgar &lt; 7 điểm (OR = 7,5, p = 0,01), tuổi thai &lt; 32 tuần (OR = 5,0; p = 0,02), hỗ trợ thở máy (OR = 8,7; p = 0,03), pH &lt; 7,2 (OR = 13,2; p &lt; 0,001), BE &lt; -10 (OR = 13,1; p &lt; 0,001), PaCO2 &gt; 55 mmHg (OR = 3,2; p = 0,002), còn ống động mạch (OR = 3,2; p = 0,002) làm tăng nguy cơ xuất huyết trong não thất.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Tỷ lệ XHTNT ở trẻ đẻ non khá phổ biến 16,3%, đặc biệt ở trẻ đẻ non dưới 28 tuần và dưới 1000g. Tiêm steroid trước sinh giảm nguy cơ XHTNT. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ XHTNT. Phân tích đa biến: apgar &lt; 7 điểm, tuổi thai &lt; 32 tuần, hỗ trợ thở máy, pH &lt; 7,2, BE &lt; -10, PaCO2 &gt; 55 mmHg, còn ống động mạch làm tăng nguy cơ XHTNT. </p> Hà Thị Lương, Lê Minh Trác, Hoàng Thị Vân Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1764 T3, 22 Th10 2024 10:40:24 +0000 Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn lây bệnh qua đường tình dục ở phụ nữ khám phụ khoa và liên quan giữa xét nghiệm với triệu chứng lâm sàng https://vjog.vn/journal/article/view/1753 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Đánh giá tỷ lệ nhiễm các vi khuẩn này trong nhóm đối tượng khám phụ khoa thông thường. Đánh giá mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm các vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục với các triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm dịch âm đạo theo thang điểm Nugent.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu cắt ngang trên 704 phụ nữ đến khám tại Bệnh viện quốc tế Vinmec từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2023. Chlamydia Trachomatis, Neisseria Gonorrhea, Trichomonas Vaginalis trong bệnh phẩm đường sinh dục dưới được phát hiện bằng phương pháp PCR.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ nhiễm Chlamydia là 7,7% (95%CI: 5,8 - 9,9), Neisseria là 2,1% (95%CI: 1,2 - 3,5), Trichomonas là 0,6% (95%CI: 0,2 - 1,4).</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Tỷ lệ nhiễm Chlamydia cao hơn Neisseria và Trichomonas và tỷ lệ mắc bệnh của các vi khuẩn này ít liên quan đến triệu chứng lâm sàng.</p> Nguyễn Thu Hoài, Phạm Bá Nha, Trần Thị Thu Hà, Đoàn Văn Nam, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Duy Kiên Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1753 T4, 23 Th10 2024 02:05:13 +0000 Hiệu quả sàng lọc ung thư cổ tử cung của máy soi cổ tử cung Dr.Cervicam C20 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương https://vjog.vn/journal/article/view/1737 <p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Ung thư cổ tử cung là gánh nặng bệnh tật lớn đối với phụ nữ trên toàn thế giới. Trí tuệ nhân tạo đang được nghiên cứu đưa vào các chương trình sàng lọc ung thư cổ tử cung. Máy tầm soát ung thư cổ tử cung Dr.Cervicam C20 là một công cụ được thử nghiệm triển khai tại nhiều quốc gia.</p> <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung của máy tầm soát ung thư cổ tử cung Dr.Cervicam C20.</p> <p><strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên các đối tượng khám sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 12/2023 đến tháng 08/2024.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Thu được từ 160 đối tượng nghiên cứu, Dr.Cervicam C20 có độ nhạy và độ đặc hiệu trong phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung lần lượt là 90,5% và 84,2%.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Như vậy, Dr.Cervicam C20 là một phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao.</p> Nguyễn Văn Thắng, Đặng Thị Hồng Thiện, Nguyễn Thị Hồng Phượng, Nguyễn Đức Hà, Đào Minh Hưng, Đào Huy Quang, Nguyễn Bảo Giang, Vương Hoàng Linh, Nguyễn Thùy Trang, Hoàng Phương Ly Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1737 T4, 23 Th10 2024 02:13:13 +0000 Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung và HPV-DNA ở bệnh nhân điều trị tổn thương cổ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương https://vjog.vn/journal/article/view/1752 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Đánh giá hiệu quả sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng tế bào học và xét nghiệm HPV-DNA tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 537 bệnh nhân có tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung từ tháng 01/2023 đến tháng 10/2023. Dữ liệu được xử lý bằng SPSS 16.0.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Xét nghiệm tế bào học phát hiện 71,6% các tổn thương từ CIN 2 trở lên, trong khi xét nghiệm HPV-DNA phát hiện 97,9%. Kết hợp cả hai phương pháp đạt độ nhạy 100%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Xét nghiệm HPV-DNA có độ nhạy cao trong phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm tế bào có độ nhạy thấp hơn, chỉ đạt tối đa 71,6%. Do vậy nếu chỉ dựa vào xét nghiệm tế bào trong sàng lọc sẽ có nguy cơ bỏ sót các tổn thương này.</p> Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Đức Hà, Trần Nguyễn Chí Kiên, Nguyễn Thanh Hải Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1752 T4, 23 Th10 2024 02:18:17 +0000 Đánh giá kết quả điều trị sa sinh dục bằng phương pháp phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương https://vjog.vn/journal/article/view/1744 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Đánh giá kết quả điều trị sa sinh dục nữ bằng phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 56 bệnh nhân sa sinh dục độ II-IV được phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Độ tuổi trung bình là 54 ± 8 tuổi. Số lần sinh qua đường âm đạo trung bình là 3,75 ± 0,36 lần, 87,5% sinh từ 3 lần trở lên. BMI trung bình 21,4 ± 2,6. Có 74,6% bệnh nhân đã mãn kinh. Phân loại độ sa POP-Q: 8,9% độ II, 85,7% độ III, và 5,4% độ IV. Thời gian phẫu thuật trung bình 140 ± 47,9 phút, lượng máu mất trung bình 57 ± 8,3 ml, và thời gian hậu phẫu 5,5 ± 1,3 ngày. Biến chứng gồm 5,4% chuyển mổ mở, 1,8% tổn thương bàng quang, 1,8% tổn thương niệu quản, 3,6% chảy máu. Không ghi nhận tụ dịch ổ bụng hay nhiễm trùng vết mổ.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Phẫu thuật nội soi treo tử cung/ mỏm cắt&nbsp; vào mỏm nhô là phương pháp hiệu quả trong điều trị sa sinh dục. </p> Nguyễn Hòa, Dương Mạnh Huy Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1744 T5, 24 Th10 2024 01:46:32 +0000 Kết quả phẫu thuật u buồng trứng xoắn ở phụ nữ có thai dưới 16 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương https://vjog.vn/journal/article/view/1755 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Nhận xét kết quả phẫu thuật u buồng trứng xoắn ở phụ nữ có thai dưới 16 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả hồi cứu thực hiện trên 60 hồ sơ bệnh án của những phụ nữ có thai dưới 16 tuần được chẩn đoán sau mổ là u buồng trứng xoắn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 01/01/2019 đến 31/12/2023.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tất cả 60 bệnh nhân đều được phẫu thuật nội soi. 100% giải phẫu bệnh của u buồng trứng xoắn là lành tính. Phân loại mô bệnh học thường gặp nhất là u nang bì 35,4%, u nang nước 33,3% và nang hoàng thể 20,8%. Tỷ lệ cắt phần phụ là 16,7%. Tỷ lệ cắt phần phụ cao hơn với u có bản chất là u nang nhầy là 66,7% và u nang nước là 25%, có kích thước &gt; 10 cm là 26,7%, Tỷ lệ cắt phần phụ liên quan chặt chẽ với tình trạng buồng trứng được đánh giá trong mổ p = 0,001.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Phẫu thuật nội soi là phương pháp được lựa chọn hàng đầu để điều trị u buồng trứng xoắn. Giải phẫu bệnh hầu hết là lành tính, thường gặp nhất là u nang bì, u nang nước, và nang hoàng thể. Tỷ lệ cắt phần phụ cao hơn ở khối u có bản chất là u nang nhầy và u nang nước, có kích thước &gt; 10 cm và liên quan chặt chẽ với tình trạng buồng trứng được đánh giá trong mổ.</p> Nguyễn Thị Quỳnh, Đặng Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Tuấn Minh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1755 T5, 24 Th10 2024 02:05:34 +0000 Kết quả phẫu thuật u buồng trứng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông https://vjog.vn/journal/article/view/1751 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Nhận xét kết quả phẫu thuật u buồng trứng tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2021 - 2023.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên hồ sơ bệnh án của 93 bệnh nhân chẩn đoán là u buồng trứng được can thiệp phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông từ 01/01/2021 đến ngày 31/12/2023, thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu.</p> <p><strong>Kết quả nghiên cứu: </strong>Trong số 93 phụ nữ, 18,3% trên 50 tuổi, tất cả đều được cắt u hoặc cắt 2 phần phụ. Nhóm dưới 50 tuổi chiếm 81,7%, với 80,3% được bóc u, 18,4% cắt u và 1,3% cắt 2 phần phụ. Phẫu thuật nội soi chiếm 75,3%, trong khi phẫu thuật mở chiếm 23,7%, chỉ có 1 ca nội soi chuyển sang mổ hở.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Phẫu thuật nội soi là phương pháp phổ biến, ưu tiên dùng cho bệnh nhân trẻ, nhằm bảo tồn chức năng buồng trứng.</p> Đỗ Minh Thu, Nguyễn Hà Bảo Vân, Nguyễn Tuấn Minh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1751 T5, 24 Th10 2024 02:06:48 +0000 Điều trị phẫu thuật chửa ngoài tử cung sau thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Bưu điện Hà Nội https://vjog.vn/journal/article/view/1748 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Nhận xét kết quả điều trị phẫu thuật chửa ngoài tử cung sau thụ tinh trong ống nghiệm.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Hồi cứu bệnh án 92 bệnh nhân chửa ngoài tử cung sau IVF phẫu thuật tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội từ tháng 01/2022 - 12/2023.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Có 79,3% trường hợp được phẫu thuật khi tuổi thai &lt; 6 tuần tính theo ngày chuyển phôi. 97,8% khối chửa kích thước dưới 5 cm. 100% bệnh nhân được phẫu thuật nội soi xử trí khối chửa. Có 38% trường hợp cắt khối chửa và kẹp vòi tử cung đối diện.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Chửa ngoài tử cung sau IVF thường được phát hiện sớm với khối chửa kích thước nhỏ. Phẫu thuật nội soi được áp dụng rộng rãi, có hiệu quả trong điều trị. Hai cách thức phẫu thuật chính là nội soi cắt khối chửa và cắt khối chửa kèm kẹp vòi tử cung bên đối diện.</p> Vũ Mai Phương, Đặng Thị Minh Nguyệt, Tăng Văn Dũng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1748 T5, 24 Th10 2024 02:14:18 +0000 Xử trí ra máu tử cung bất thường sau cấy que tránh thai https://vjog.vn/journal/article/view/1736 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Nhận xét hiệu quả của viên uống tránh thai kết hợp trong xử trí ra máu bất thường sau cấy que tránh thai.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên những phụ nữ ra máu bất thường sau cấy que tránh thai được điều trị bằng viên uống tránh thai kết hợp Rigevidon trong 3 tháng.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>có 70 trường hợp ra máu bất thường sau cấy que chủ yếu là rong kinh (97,1%) với số lượng máu ít đến vừa (78,6%). Tỷ lệ điều trị thành công là 87,1% với đa số phụ nữ cho thấy triệu chứng ra máu được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên 30% tái phát rong kinh sau khi ngừng thuốc.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Viên uống tránh thai kết hợp có hiệu quả cao trong điều trị ra máu bất thường sau cấy que tránh thai.</p> Hà Duy Tiến, Nguyễn Ngọc Phương, Phạm Thị Thanh Hiền, Bùi Lê Khánh Chi Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1736 T5, 24 Th10 2024 02:20:23 +0000 Kết quả điều trị chửa vết mổ đẻ cũ tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2022 - 2023 và một số yếu tố liên quan https://vjog.vn/journal/article/view/1767 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Mô tả kết quả điều trị chửa vết mổ đẻ cũ (CVMĐC) tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2022 - 2023 và nhận xét một số yếu tố liên quan nhằm đề xuất mô hình tiên lượng bệnh.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh tiến hành trên 120 bệnh nhân CVMĐC được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng 01/6/2022 - 30/5/2023. Kiểm định bằng Chi bình phương, so sánh trung bình bằng Oneway ANOVA, đánh giá tương quan bằng hồi quy logistic.</p> <p><strong>Kết quả nghiên cứu: </strong>Chửa vết mổ đẻ cũ có triệu chứng nghèo nàn, phồng eo tử cung (42,5%); 67,5% tăng sinh mạch; 24,2% RMT &lt; 2 mm. MLT ≥ 3 lần, COS 1 tăng nguy cơ RMT &lt; 2 mm (OR 3,0 - 3,6, p &lt; 0,05). Tỷ lệ điều trị thành công cao, hút buồng tử cung được áp dụng nhiều nhất (96,9% thành công), tiếp theo thuyên tắc mạch + nội soi BTC (93,8% thành công). COS 1, tăng sinh mạch, GS, RMT là các yếu tố tiên lượng nguy cơ băng huyết.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Chửa vết mổ đẻ cũ không có triệu chứng đặc hiệu. Hút buồng tử cung và can thiệp mạch kết hợp nội soi buồng đem lại hiệu quả điều trị đáng kể, GS và RTM có giá trị tiên lượng nguy cơ băng huyết.</p> Phạm Thị Mai Anh, Đào Thị Hải Ly, Trần Thị Tú Anh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1767 T5, 24 Th10 2024 02:27:04 +0000 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u mô đệm - dây sinh dục buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương https://vjog.vn/journal/article/view/1735 <p><strong>Đặt vấn đề: </strong>U mô đệm - dây sinh dục buồng trứng (UMĐ-DSDBT) là 1 trong 3 thể mô học chính của u buồng trứng với tỷ lệ hiếm gặp, có những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đa dạng.</p> <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u mô đệm - dây sinh dục buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán mới mắc U mô đệm - dây sinh dục buồng trứng nguyên phát, được phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Có tổng số 121 bệnh nhân từ 10 đến 87 tuổi, tuổi trung bình: 43,1 ± 18,8; 71,1% từ 30 tuổi. Hai triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng âm ỉ (49,6%) và rối loạn kinh nguyệt (19,8%). Trên hình ảnh, 78,5% u có kích thước từ 51 - 150 mm và có tổ chức đặc (85,1%). Thể giải phẫu bệnh phổ biến nhất là u xơ (49,5%) và u tế bào hạt (28,9%). Hầu hết U mô đệm - dây sinh dục buồng trứng ác tính được chẩn đoán ở giai đoạn I theo FIGO (95,4%).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> U mô đệm - dây sinh dục buồng trứng phổ biến ở nhóm phụ nữ từ 30 tuổi thường lành tính với biểu hiện là khối u đặc, gây đau bụng âm ỉ và rối loạn kinh nguyệt. UMĐ-DSDBT ác tính thường được chẩn đoán ở giai đoạn sớm cho kết quả điều trị khả quan.</p> Phạm Trí Hiếu, Đào Minh Hưng, Nguyễn Văn Thắng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1735 T5, 24 Th10 2024 02:31:58 +0000 Diễn biến nồng độ Anti Mullerian Hormone (AMH) sau mổ nội soi bóc nang lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng https://vjog.vn/journal/article/view/1770 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Nhận xét diễn biến của dự trữ buồng trứng bằng nồng độ AMH sau mổ nội soi bóc nang lạc nội mạc tử cung (LNMTC) tại buồng trứng 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu tiến cứu, theo dõi dọc được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 01/2015 đến 10/2016. Đối tượng nghiên cứu là 104 phụ nữ, từ 18 đến 40 tuổi, có nang LNMTC tại buồng trứng trên siêu âm (SA)/MRI, được chẩn đoán xác định bằng kết quả giải phẫu bệnh (GPB), có chỉ định phẫu thuật nội soi bóc nang LNMTC. Các thông tin cơ bản của bệnh nhân được thu thập trước phẫu thuật. Nồng độ AMH được xét nghiệm ở 4 thời điểm: trước mổ, sau mổ 1,3 và 6 tháng.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 29. Có 78,9% bệnh nhân chưa đủ 2 con. Theo phân loại rASRM, tất cả bệnh nhân có nang LNMTC giai đoạn 3 hoặc 4. Nồng AMH trước mổ, sau mổ 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng lần lượt là 4,47 ± 2,88 ng/ml; 2,11 ± 1,88 ng/ml; 1,96 ± 1,67 ng/ml và 1,97 ± 1,50 ng/ml. So với trước mổ, nồng độ AMH sau mổ ở thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng giảm có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, diễn biến nồng độ AMH không thay đổi trong vòng 6 tháng với mức giảm sau mổ 1 tháng là 46,2 ± 39,3%, 3 tháng là 48,7 ± 34,1% và 6 tháng là 47,8 ± 35,9%.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Sau mổ bóc nang LNMTC tại buồng trứng, dự trữ buồng trứng giảm đáng kể và mức giảm không thay đổi trong vòng 6 tháng.</p> Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Duy Ánh, Nguyễn Đức Hinh Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1770 T5, 24 Th10 2024 02:40:14 +0000 Đánh giá kết quả kích thích buồng trứng và tạo phôi bằng Follitropin Delta https://vjog.vn/journal/article/view/1750 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá kết quả kích thích buồng trứng, tạo phôi bằng Follitropin Delta.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 61 phụ nữ vô sinh được kích thích buồng trứng (KTBT) để làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bằng Follitropin Delta. Đánh giá kết quả thu được dựa trên số lượng nang noãn chọc hút, số nang noãn trưởng thành, số nang được thụ tinh và số phôi thu được.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Thời gian KTBT trung bình là 10,31± 0,89 ngày. Tổng liều Rekovelle trung bình là 134,59 ± 27,46 mcg. Số noãn chọc hút trung bình là 17,26 ± 8,17. Tỷ lệ thụ tinh được ghi nhận cao ở mức 0,91. Số phôi trung bình N3 là 4,59 ± 3,22, số phôi trung bình N5 là 3,97 ± 3,82. Số phôi chất lượng tốt là 4,66 ± 4,09. Số phôi chất lượng trung bình 2,08 ± 2,41.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Kích thích buồng trứng điều trị thụ tinh trong ống nghiệm bằng Follitropin Delta cho kết quả khả quan với thời gian kích thích buồng trứng trung bình 10,31± 0,89 ngày, tổng liều Rekovelle là 134,59 ± 27,46 mcg; số noãn chọc hút trung bình là 17,26 ± 8,17 noãn và số phôi trung bình thu được là 7,56 ± 5,82.</p> Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Hải Vân, Nguyễn Thị Phương Trâm, Trịnh Thế Sơn, Hồ Sỹ Hùng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1750 T5, 24 Th10 2024 02:49:08 +0000 Kết quả phẫu thuật soi buồng tử cung cắt polyp trên bệnh nhân vô sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An https://vjog.vn/journal/article/view/1749 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả phẫu thuật soi buồng tử cung cắt polyp trên bệnh nhân vô sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả hồi cứu các bệnh nhân vô sinh do polyp buồng tử cung được phẫu thuật soi buồng tử cung cắt polyp tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2023.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu là 79. Tuổi trung bình là 34,3 ± 4,9 tuổi; tỷ lệ vô sinh nguyên phát là 43,0%; thời gian vô sinh trung bình: 2,8 ± 1,5 năm. Xuất huyết tử cung bất thường gặp ở 15,2% bệnh nhân; 97,5% được chẩn đoán bằng siêu âm bơm nước buồng tử cung; kích thước polyp buồng tử cung trung bình là13,8 ± 4,3 mm; 81,0 % trường hợp có 1 polyp, thường gặp polyp ở mặt sau tử cung (34,5%); Phương pháp xử trí: chủ yếu là cắt polyp bằng dụng cụ nội soi (69,6%). Tai biến gặp là thủng tử cung với tỷ lệ 1,3%. Polyp nội mạc chiếm tỷ lệ 86,0%, polyp xơ chiếm tỷ lệ 14,0%, không có trường hợp nào ác tính. Chấm dứt xuất huyết tử cung bất thường sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ 83,3%. Tỷ lệ có thai sau phẫu thuật là 68,0% (51/75); tỷ lệ có thai sau IVF là 49,0%, sau IUI là 9,8%, có thai tự nhiên là 41,2%. Tỷ lệ sinh đủ tháng 78,4%, sinh non tháng 7,8%, sẩy thai 3 tháng đầu 7,8%, đang mang thai là 5,9%; Không tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ có thai và số lượng, kích thước, vị trí, phương pháp xử trí polyp buồng tử cung với p &gt; 0,05.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Phẫu thuật soi buồng tử cung xử trí polyp buồng tử cung là một phương pháp an toàn và hiệu quả. </p> Lê Mạnh Quý, Trịnh Thế Sơn, Hồ Sỹ Hùng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1749 T5, 24 Th10 2024 02:54:18 +0000 Kết quả chuyển phôi đông lạnh ngày 5 trên bệnh nhân được nuôi cấy phôi bằng hệ thống Timelapse tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội https://vjog.vn/journal/article/view/1757 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Đánh giá kết quả chuyển phôi đông lạnh ngày 5 trên các bệnh nhân được nuôi cấy phôi bằng hệ thống Timelapse tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả trên 221 bệnh nhân chuyển phôi đông lạnh ngày 5 có hỗ trợ nuôi phôi bằng hệ thống Timelapse tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 6/2023 đến tháng 5/2024.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình của bệnh nhân là 31,9 ± 4,6 tuổi, nhóm tuổi từ 31-35 chiếm tỷ lệ cao nhất 42,1%. Thời gian vô sinh trung bình là 2,9 ± 2,2 năm, đa số là nhóm vô sinh dưới 5 năm. Tỷ lệ βhCG (+), tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ thai diễn tiến lần lượt là 69,2%; 62,9% và 56,1%. Giá trị trung bình của điểm KIDs là 7,3 ± 1,7 điểm. Điểm KIDs trong khoảng 8-9 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất là 23,1%. Phôi có điểm KIDs càng cao thì tỷ lệ có thai lâm sàng càng lớn.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ βhCG (+), tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ thai diễn tiến lần lượt là 69,2%; 62,9% và 56,1%. Các phôi ngày 5 có điểm KIDs càng cao thì tỷ lệ có thai càng cao.</p> Bế Thị Hoa, Nguyễn Duy Ánh, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hồng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1757 T5, 24 Th10 2024 02:59:42 +0000 U nguyên bào nuôi tái phát nguy cơ cực cao sau điều trị 7 năm: báo cáo 1 trường hợp và tổng quan y văn https://vjog.vn/journal/article/view/1758 <p>U nguyên bào nuôi là nhóm bệnh lý tân sản ác tính hoặc có tiềm năng ác tính của nguyên bào nuôi. Hầu hết bệnh nhân UNBN tái phát trong năm đầu tiên, các trường hợp tái phát sau 5 năm là hiếm gặp. U nguyên bào nuôi tái phát có tiên lượng xấu do rất khó điều trị, tỷ lệ tái phát cao và tỷ lệ sống sau 5 năm thấp. Hóa trị với phác đồ đa hóa chất như EMACO (Etoposide, Methotrexate, Actinomycin D, Cyclophosphamide và Vincristine) là biện pháp quan trọng nhất để tăng tỷ lệ thoái lui bệnh và giảm tỷ lệ tái phát của bệnh nhân UNBN đã tái phát. Phác đồ bắt đầu với hóa chất EP (etoposide, cisplatin) liều thấp, đang được áp dụng tại nhiều trung tâm hiện nay, nhằm hạ thấp tỷ lệ tử vong do vỡ các nhân di căn của bệnh nhân UNBN nguy cơ cực cao nếu như bệnh nhân điều trị với phác đồ đa hóa chất tiêu chuẩn như EMACO từ ban đầu. Chúng tôi báo cáo 1 trường hợp U nguyên bào nuôi tái phát nguy cơ cực cao xuất hiện 7 năm sau điều trị: bệnh nhân vào viện xét nghiệm βhCG huyết thanh tăng rất cao với tổn thương di căn gan, phổi kích thước lớn. Chúng tôi trình bày ngắn gọn tổng quan y văn.&nbsp;</p> Đào Minh Hưng, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Thái Giang, Phạm Trí Hiếu Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1758 T5, 24 Th10 2024 03:05:50 +0000 Báo cáo trường hợp vỡ lách tự phát do huyết khối sau sinh trên sản phụ tiền sản giật nặng có biến chứng HELLP https://vjog.vn/journal/article/view/1733 <p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Huyết khối tĩnh mạch là một tình trạng y tế nghiêm trọng có thể dẫn tới nhiều biến chứng chảy máu trong thời gian mang thai, nghiêm trọng hơn là có khả năng gây tử vong cả mẹ và thai. Hội chứng HELLP là một biến chứng hiếm gặp (0,5 - 0,9% tổng số thai kỳ), trong đó có tỷ lệ rất hiếm xuất hiện kèm theo khối máu tụ ở gan hoặc lách (chiếm 2% trong số trường hợp HELLP). Tuy nhiên những khối máu tụ này có thể đe doạ ngay lập tức tới tính mạng của thai phụ trong trường gây căng giãn tạng quá mức dẫn tới vỡ tạng. Việc phát hiện chính xác và xử trí kịp thời sẽ giúp bảo vệ an toàn tính mạng cho sản phụ.</p> <p><strong>Ca lâm sàng: </strong>Sản phụ thai 35 tuần 5 ngày nhập viện trong tình trạng tiền sản giật nặng có biến chứng HELLP được mổ lấy thai và sau mổ phát hiện huyết khối tĩnh mạch nhiều lách kèm theo tình trạng chảy máu trong ổ bụng. Trong quá trình đánh giá nguyên nhân chảy máu, chúng tôi phát hiện đường vỡ lách 2cm và đã phẫu thuật cắt lách. Quá trình hậu phẫu của bệnh nhân ổn định và ra viện sau 1 tuần.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Hội chứng HELLP là biến chứng nặng của thai kỳ và có thể gây ra nhiều biến chứng khác. Phát hiện các biến chứng đi kèm hội chứng HELLP giúp đưa ra thái độ xử trí kịp thời, tránh ảnh hưởng nặng nề tới bệnh nhân.</p> Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Phương Tú, Nguyễn Phương Nam Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1733 T5, 24 Th10 2024 03:32:06 +0000 Nhân trường hợp viêm não tự miễn kháng thụ thể NMDA có liên quan đến u quái buồng trứng https://vjog.vn/journal/article/view/1734 <p>Viêm não tự miễn là một nhóm các bất thường đặc trưng bởi các triệu chứng rối loạn chức năng hệ viền và ngoài hệ viền xảy ra liên quan đến các kháng thể chống lại các kháng nguyên nội bào, synap hoặc các protein khu trú trên bề mặt tế bào thần kinh. Các triệu chứng lâm sàng đặc hiệu ghi nhận gồm rối loạn tâm thần (lo lắng, kích động, hành vi kỳ quái, ảo giác, hoang tưởng và suy giảm trí nhớ); co giật, trạng thái động kinh và các triệu chứng thần kinh khác (loạn trương lực cơ, rối loạn vận động mắt,…) và rối loạn thông khí trung tâm. Chẩn đoán tình trạng này dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lý tâm thần vận động dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh viêm não thụ thể kháng NMDA, đặc biệt ở phụ nữ trẻ có u quái buồng trứng, đã cải thiện đáng kể cơ hội phục hồi sức khỏe hoàn toàn và cải thiện tiên lượng về sức khỏe sinh sản của người bệnh.</p> Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Phương Tú, Nguyễn Phương Nam Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1734 T5, 24 Th10 2024 03:40:02 +0000 Nhân một trường hợp u lympho ác tính tại cơ tử cung: Tổng quan và ca bệnh https://vjog.vn/journal/article/view/1745 <p>Trong cơ thể có hai hệ thống gen duy trì và kiểm soát sự phát triển bình thường của tế bào, khi một trong hai hệ thống có mất cân bằng thì ngay lập tức sẽ xuất hiện những bất thường ở tế bào, việc biến đổi các cấu trúc di truyền của tế bào sẽ dẫn tới hoạt hoá các gen tiền ung thư hoặc bất hoạt các gen chống ung thư dẫn tới tình trạng tăng sinh không kiểm soát được của tế bào, tế bào lympho cũng vậy cho nên có thể gây ra các khối u lympho có tính chất ác tính và có thể xuất hiện ngoài hạch. U lympho ác tính tại tử cung là trường hợp rất hiếm và trên lâm sàng thường không có triệu chứng đặc hiệu, các tiêu chuẩn chẩn đoán chủ yếu dựa vào mô bệnh, hoá mô nên thường chỉ được chẩn đoán xác định sau khi đã phẫu thuật loại bỏ. Việc phối hợp điều trị và theo dõi sau đó còn gặp nhiều khó khăn do chưa có một hướng dẫn y khoa cụ thể, trường hợp ca bệnh hiếm dưới đây hy vọng góp một chút thông tin vào các dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán trên lâm sàng và cận lâm sàng.</p> Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Khánh Dương, Nguyễn Phương Tú, Nguyễn Hải Phương, Cao Văn Hùng Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Phụ sản https://creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/4.0 https://vjog.vn/journal/article/view/1745 T5, 24 Th10 2024 03:45:27 +0000