https://vjog.vn/journal/issue/feedTạp chí Phụ sản2022-10-21T02:38:01+00:00Ban biên tậptapchiphusan.vn@gmail.comOpen Journal Systems<p>Tạp chí Phụ Sản (ISSN 1859–3844, DOI: 10.46755/vjog) sẽ công bố các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết tổng quan cũng như các báo cáo trường hợp lâm sàng đặc biệt, liên quan đến các lĩnh vực sản phụ khoa, sơ sinh và nội tiết sinh sản, vô sinh được xuất bản định kỳ mỗi quý (4 số mỗi năm) và một số số đặc biệt. Bài viết gởi về tòa soạn cần tuân thủ quy định về hình thức của tạp chí và theo quy trình <a href="https://vjog.vn/journal/quy-trinh">tại đây</a>.</p> <p>Mỗi bài viết sẽ được nhận xét bởi 2 phản biện độc lập do Ban biên tập giới thiệu, là những chuyên gia về các lĩnh vực liên quan, để nhận xét tính mới, ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của mỗi bài viết và chấp nhận đăng. Tác giả bài viết sẽ chịu trách nhiệm về nội dung bài của mình và có trách nhiệm phản hồi với mọi ý kiến của độc giả sau khi công bố.</p> <p>Mỗi bài báo khoa học được chấp nhận đăng trên tạp chí phụ sản được Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đánh giá 0,5 điểm/công trình về mặt đóng góp khoa học. </p>https://vjog.vn/journal/article/view/1454Thoát vị hoành bẩm sinh, cập nhật vấn đề chẩn đoán, điều trị trước và sau sinh2022-10-21T02:38:01+00:00Lê Minh Tráchoangtrac2000@gmail.com<p>Thoát vị hoành là bệnh lý mất tính liên tục trong quá trình phát triển của cơ hoành qua đó các tạng trong phúc mạc di chuyển lên khoang lồng ngực qua các lỗ của cơ hoành, đây là dị tật bẩm sinh gặp khoảng 2,5 - 3,5 ca trên 10.000 trẻ sinh sống. Trẻ mắc thoát vị hoành bẩm sinh thường kèm với suy hô hấp ở nhiều mức độ khác nhau vì thiểu sản phổi và tăng áp phổi, tỉ lệ tử vong từ 20% - 60% dù là ở các quốc gia phát triển. Mục tiêu: 1) Mô tả cơ chế bệnh sinh và các phương pháp chẩn đoán thoát vị hoành; 2) Cập nhật những bằng chứng can thiệp trước, sau sinh và một số yếu tố liên quan.</p>2022-10-04T02:27:00+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1418Thực trạng tử vong mẹ và các yếu tố liên quan tại 31 tỉnh phía Bắc giai đoạn 2019 - 20212022-10-21T02:31:55+00:00Trần Danh Cườngno@email.comPhạm Duy Duẩnno@email.comNguyễn Thị Huyền Linhhuyenlinhpstw@gmail.comPhạm Văn Chungno@email.comTrịnh Thị Thúy Hằngno@email.comHoàng Thị Nguyênno@email.comVũ Thị Thanh Thủyno@email.comTrần Thị Hiềnno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả tình hình, nguyên nhân tử vong mẹ (TVM) và các yếu tố liên quan đến tử vong mẹ tại 31 tỉnh phía Bắc 3 năm 2019 - 2021.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu hồi cứu biên bản thẩm định của 154 bà mẹ tử vong (BMTV) tại 31 tỉnh phía Bắc năm 2019 - 2021.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tổng số ca tử vong của khu vực phía Bắc là 206 ca, đã thẩm định là 154 ca chiếm 74,8%. Trong 154 hồ sơ được thẩm định: nguyên nhân tử vong trực tiếp 63%, trong đó nguyên nhân chảy máu sau đẻ nhiều nhất trong nhóm này 50,5%. Chậm 1 - chậm phát hiện các dấu hiệu bất thường và tìm đến cơ sở y tế chiếm tỷ lệ cao nhất với 63%. 83,8% trường hợp tử vong có một yếu tố chậm hoặc phối hợp nhiều yếu tố chậm trễ. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố chậm trễ, thời điểm tử vong với nguyên nhân tử vong mẹ. <br>Kết luận: Nguyên nhân tử vong mẹ liên quan đến chậm 1 là nhiều nhất, 83,8% trường hợp tử vong có một yếu tố chậm hoặc phối hợp nhiều yếu tố chậm trễ.</p> <p><strong>Khuyến nghị:</strong> Truyền thông đến đối tượng phụ nữ trước và trong độ tuổi sinh đẻ chăm sóc thai nghén, cách phát hiện dấu hiệu bất thường, đẻ tại CSYT… Đồng thời nâng cao năng lực ở các CSYT các tuyến. Công tác khám và quản lý thai nghén từ trạm y tế xã trở lên cần được chú trọng, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, có thái độ xử trí đúng đắn, kịp thời.</p>2022-10-06T07:38:02+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1483Nghiên cứu thực trạng tử vong mẹ và một số yếu tố liên quan đến tử vong mẹ tại tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 20202022-10-21T02:37:58+00:00Trần Võ Huỳnh Nghĩa Nhânnghianhan1176411@gmail.comDương Anh Linhno@email.comNguyễn Thị Minh Triếtno@email.comTừ Lan Vyno@email.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Mang thai và sinh đẻ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, bệnh tật và tàn tật cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.</p> <p><strong>Mục tiêu:</strong> (1) Xác định các chỉ số về tử vong mẹ và những nguyên nhân gây tử vong mẹ tại tỉnh An Giang; (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nguyên nhân tử vong mẹ trực tiếp và gián tiếp tại tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả hồi cứu, trên 42 đối tượng tử vong mẹ tại tỉnh An Giang giai đoạn 2016 - 2020.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ tử vong mẹ chung là 25/100.000 trẻ sơ sinh sống, tỷ lệ tử vong mẹ giai đoạn sau sinh chiếm 42,8%. Tỷ lệ tử vong do “chậm 1” chiếm 46,8%, “chậm 3” là 43,5% và “chậm 2” chiếm 9,7%. Tỷ lệ tử vong mẹ trực tiếp có mối liên quan đến giai đoạn thai kỳ chuyển dạ/sinh (p = 0,013).</p> <p><strong>Kết luận và kiến nghị:</strong> Nâng cao truyền thông đến đối tượng phụ nữ mang thai phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong giai đoạn thai kỳ để được quản lý và chăm sóc thai tốt hơn; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, công tác giám sát hoạt động chuyên môn tại tuyến cơ sở.</p>2022-10-07T08:28:26+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1432Chẩn đoán trước sinh các bất thường nhiễm sắc thể bằng kỹ thuật CNV-seq tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An2022-10-21T02:37:54+00:00Nguyễn Thị Hảohaohao.hmu@gmail.comTăng Xuân Hảino@email.comNguyễn Xuân Chungno@email.comĐinh Thị Quỳnhno@email.comNgô Văn Cảnhno@email.comHoàng Minh Trườngno@email.comNguyễn Thị Quỳnh Thơno@email.comHoàng Thị Ngọc Lanno@email.comĐào Thị Trangno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Bước đầu đánh giá giá trị của CNV-seq (Copy Number Variations - sequencing: giải trình tự phát hiện biến thể số lượng bản sao) trong chẩn đoán trước sinh các bất thường nhiễm sắc thể của thai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang kết quả CNV-seq và nhiễm sắc thể (NST) của 88 mẫu dịch ối từ các thai phụ được thực hiện chẩn đoán trước sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tỉ lệ bất thường NST được CNV-seq phát hiện là 28,4%, so với 23,9% là tỉ lệ được phát hiện bởi NST đồ truyền thống. CNV-seq không phát hiện được thể đa bội 69,XXX.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> CNV-seq làm tăng khả năng phát hiện các bất thường cấu trúc (mất/nhân đoạn) nhỏ trên NST trong chẩn đoán trước sinh.</p>2022-10-07T08:39:07+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1429Ứng dụng kỹ thuật array CGH trong chẩn đoán trước sinh một số bất thường nhiễm sắc thể tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội2022-10-21T02:37:51+00:00Đinh Thúy Linhno@email.comHoàng Hải Yếnno@email.comPhạm Thế Vươngno@email.comTrần Thị Minh Thuno@email.comNguyễn Đức Nghĩano@email.comNguyễn Tài Đứctaiduc.hmu@gmail.comNguyễn Duy Ánhno@email.com<p>Trong chẩn đoán trước sinh các bất thường nhiễm sắc thể (NST), kỹ thuật nuôi cấy tế bào ối hiện vẫn là tiêu chuẩn vàng. Tuy nhiên, chỉ phát hiện được các bất thường với kích thước > 5 Mb (trên 5 triệu cặp Base). Kỹ thuật array CGH (Microarray-based comparative genomic hybridization) có khả năng đánh giá trên toàn bộ 24 NST giúp phát hiện các bất thường mất cân bằng của NST bao gồm các trường hợp lệch bội, mất hoặc nhân đoạn của NST. Hơn nữa, kỹ thuật array CGH cho phép phát hiện các bất thường của NST ngay cả khi không có định hướng trong chẩn đoán.</p> <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỷ lệ bất thường một số nhiễm sắc thể qua kỹ thuật array CGH tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.</p> <p><strong>Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:</strong> 306 thai phụ có tuổi thai 17 - 28 tuần có chỉ định chọc hút nước ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 10/2020 - 09/2021, mẫu nước ối được thực hiện đồng thời 2 kỹ thuật: array CGH và nuôi cấy tế bào ối.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Kỹ thuật karyotype phát hiện được 35/306 (11,4%) bất thường nhiễm sắc thể, trong khi đó array CGH phát hiện được 51/306 (16,7%). Array CGH phát hiện 25 trường hợp bất thường lệch bội, tương đương karyotype. Với các bất thường mất đoạn/nhân đoạn lớn, kỹ thuật array phát hiện được 9 trường hợp, trong khi đó karyotype phát hiện được 8 trường hợp; với các mất đoạn/nhân đoạn nhỏ, array CGH phát hiện được 16 trường hợp trong khi karyotype chỉ phát hiện được 1 trường hợp.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Array CGH là xét nghiệm có độ chính xác cao, phát hiện được các trường hợp bất thường cấu trúc nhiễm sắc thể ở mức độ mất đoạn/nhân đoạn nhỏ mà kỹ thuật karyotype không phát hiện được.</p>2022-10-07T08:50:20+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1437Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 2022-10-21T02:37:47+00:00Trần Danh Cườngno@email.comĐặng Công Việtdangviethmu@gmail.comLê Chí Quangno@email.comĐặng Quang Hùngno@email.comNguyễn Thị Thu Hàno@email.comNguyễn Quốc Khánhno@email.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Tổ chức Y tế thế giới đã công bố đại dịch toàn cầu do coronavirus 2019 (COVID-19) vào tháng 3 năm 2020. Kể từ đó, dịch bệnh đã phát triển nhanh chóng và lan rộng ra khắp thế giới, virus xâm nhập vào tất cả các đối tượng, mọi độ tuổi, kể cả phụ nữ có thai. Chẩn đoán, xử trí và tiên lượng thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 có ý nghĩa quan trọng. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng:</strong> Những thai phụ nhập viện và được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương từ tháng 12/2021 đến tháng 2/2022.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả tiến cứu.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình của thai phụ trong nghiên cứu là 30,65 ± 6,00; trong đó nhóm tuổi 20 - 34 chiếm tỷ lệ cao nhất (71,67%). Tuổi thai trung bình trong nghiên cứu là 31,97 ± 6,98 tuần. Đa số (85%) các thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 trong nghiên cứu chưa được tiêm vaccin. Triệu chứng nhiễm SARS-CoV-2 thường gặp nhất ở thai phụ trong nghiên cứu là ho (76,67%), sốt (55%) và khó thở (36,67%). Đa số thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 trong nghiên cứu có tăng giá trị CRP (78,9%) và tăng D-Dimer (94,82%) tại thời điểm nhập viện.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Các thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 trong nghiên cứu có ít nhất một triệu chứng lâm sàng: ho, sốt, khó thở. Các thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 có xu hướng tăng giá trị CRP và D-Dimer máu. </p>2022-10-07T08:58:02+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1438Thái độ xử trí thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương năm 2021 - 2022 2022-10-21T02:37:23+00:00Trần Danh Cườngno@email.comĐặng Công Việtdangviethmu@gmail.comNguyễn Thị Huyền Anhno@email.comNguyễn Thị Bích Vânno@email.comPhạm Ngọc Thạchno@email.comNguyễn Thành Lêno@email.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Dịch bệnh SARS-CoV-2 đã phát triển nhanh chóng và lan rộng ra khắp thế giới, lây nhiễm tới mọi đối tượng, mọi độ tuổi, bao gồm cả phụ nữ có thai. Chẩn đoán, xử trí và tiên lượng thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 có ý nghĩa quan trọng. Mục tiêu: Nghiên cứu thái độ xử trí, điều trị và kết cục sản khoa của các thai phụ nhiễm SARS-CoV-2. Đối tượng: Thai phụ được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương từ tháng 12/2021 đến tháng 2/2022.</p> <p><strong>Phương pháp:</strong> Mô tả tiến cứu.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tuổi thai trung bình là 31,97 ± 6,98 tuần. 35% thai phụ có triệu chứng lâm sàng từ mức độ vừa trở lên. 35% số thai phụ cần được thở oxy, trong đó 33,33% cần thở máy. 21,67% cần điều trị tại ICU. Tỷ lệ tử vong là 1,67%. 56,67% bệnh nhân được sử dụng kháng sinh. 33,33% số thai phụ cần điều trị lovenox và 10% số thai phụ cần sử dụng thuốc kháng virus. 40% số thai phụ cần sử dụng corticosteroid. Trong số 28 trường hợp dừng thai tại viện, 60,71% cần mổ lấy thai vì lý do điều trị covid. 100% số trẻ sinh sinh ra đều xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 dù đẻ thường hay mổ lấy thai.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về xử trí trên thai phụ nhiễm SARS-CoV-2. Xử trí sản khoa phụ thuộc vào cả vào tình trạng của bệnh và khả năng sống của thai. Đa số thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 được mổ lấy thai vì tình trạng nặng của COVID-19. Tất cả trẻ sơ sinh đều âm tính với SARS-CoV-2.</p>2022-10-07T09:06:25+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1506Phân tích các yếu tố liên quan đến chỉ định phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 20212022-10-21T02:37:15+00:00Mai Trọng Dũngmaitrongdung@yahoo.comNguyễn Đức Thắngno@email.comPhạm Hoài Sơnno@email.comNguyễn Thị Hồng Phượngno@email.comLê Linh Huyềnno@email.com<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Xác định tỷ lệ phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2021; Phân tích các yếu tố liên quan đến chỉ định phẫu thuật lấy thai.</p> <p><strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu hồi cứu.</p> <p><strong>Kết quả nghiên cứu:</strong> Tỷ lệ mổ lấy thai chiếm 54,96%; các yếu tố ảnh hưởng đến mổ lấy thai gồm mổ đẻ cũ (OR = 41,49; 95%CI: 35,51 - 48,47; p < 0,001), tiền sản giật/cao huyết áp (OR = 34,39; 95%CI: 18,89 - 62,59; p < 0,001), mẹ bệnh tim (OR = 8,35; 95%CI: 4,21-16,57; p < 0,001), ngôi mông, ngôi vai (OR = 4,57; 95%CI: 3,82 - 5,46; p < 0,001), đa thai (OR = 5,84; 95%CI: 4,89 - 6,96; p < 0,001), rau tiền đạo (OR = 110,43; 95%CI: 41,27 - 295,49; p < 0,001), thai do thụ tinh ống nghiệm (OR = 5,91; 95%CI: 5,15 - 6,78; p < 0,001).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Các yếu tố gồm mổ đẻ cũ, tiền sản giật/cao huyết áp, mẹ bệnh tim, ngôi mông, ngôi vai, đa thai, rau tiền đạo, thai do thụ tinh ống nghiệm có ảnh hưởng đến chỉ định mổ lấy thai. </p>2022-10-10T01:39:43+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1428Tình hình kết quả sinh non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 20202022-10-21T02:37:12+00:00Nguyễn Thị Hồngno@email.comLục Thị Xuânno@email.comNguyễn Thị Giangno@email.comBế Thị Hoaflowerflower.dr@gmail.comCao Thị Quỳnh Anhno@email.comHoàng Quốc Huyno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét diễn biến tình trạng trẻ sơ sinh non tháng ở sản phụ sinh non tại Khoa Sản Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 123 sản phụ sinh non tại Khoa Sản Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2020.</p> <p><strong>Kết quả và kết luận:</strong> Nhóm tuổi 20 - 35 chiếm tỉ lệ cao nhất 84,6%. Sản phụ sống ở nông thôn chiếm 55,3%. Tuổi thai 34 - < 37 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất 62,2%. Có 19,5% trường hợp thiểu ối. Tỷ lệ sản phụ có thiếu máu chiếm 16,3%. Trong số 123 trẻ non tháng sinh ra có 56 trẻ nằm cùng mẹ, 67 trẻ chuyển khoa nhi điều trị, 6 trẻ tử vong sau sinh.Trẻ có trọng lượng sơ sinh từ 1500 - 2499gr chiếm tỷ lệ cao nhất 53,7%. Trong tổng số 67 trẻ chuyển nhi điều trị, suy hô hấp chiếm 35,8%, vàng da chiếm 9,0%. Trẻ mắc kết hợp từ hai bệnh trở lên chiếm tỷ lệ 55,2%</p>2022-10-10T01:46:47+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1451Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại vùng trung du và miền núi phía bắc năm 20192022-10-21T02:37:08+00:00Nguyễn Thị Thu Liễunguyenthulieu@hmu.edu.vnTrịnh Bảo Ngọcno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> mô tả thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại vùng trung du và miền núi phía Bắc năm 2019.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 488 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49 tuổi.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 8,6%. Nhóm tuổi 15-24 tuổi có tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn cao nhất 19,1%. Tỷ lệ thừa cân, béo phì tương ứng là 15,0% và 0,4% tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi 35-49 tuổi. Có mối liên quan giữa tuổi, điều kiện kinh tế hộ gia đình với tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ tuổi sinh đẻ với p<0,001. </p>2022-10-10T02:19:25+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1487Mô tả tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của người bệnh mắc đái tháo đường thai kỳ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1 đến tháng 5 năm 20222022-10-21T02:37:05+00:00Nguyễn Thị Thu Liễunguyenthulieu@hmu.edu.vnTrương Thị Ngânno@email.comNguyễn Thị Vân Anhno@email.comTrần Danh Cườngno@email.comĐào Thị Hoano@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của người bệnh mắc đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 50 người bệnh mắc đái tháo đường thai kỳ.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Nghiên cứu cho thấy BMI trung bình trước mang thai của đối tượng là 21,8 ± 2,1 kg/m2, trong đó có 4% người bệnh thiếu năng lượng trường diễn và 6% thừa cân. Tỷ lệ tăng cân cao hơn và thấp hơn khuyến nghị bằng nhau là 38%. Tỷ lệ người bệnh thiếu máu là 30%, tỉ lệ suy dinh dưỡng theo Albumin là 78%. Năng lượng cung cấp từ khẩu phần của người bệnh là 1518,6 ± 256,4 Kcal/ngày. Tỉ lệ các chất sinh năng lượng P:L:G là 25,4: 26,7: 47,9. Hơn 88% đối tượng nghiên cứu có cơ cấu khẩu phần không đạt nhu cầu khuyến nghị. Hầu hết mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về vitamin và chất khoáng còn thấp.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Chế độ dinh dưỡng của các thai phụ với tỷ lệ 3 chất sinh năng lượng chưa cân đối. Vì vậy, cần có các biện pháp can thiệp kịp thời để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh. </p>2022-10-10T02:20:05+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1471Khảo sát tình trạng sức khỏe mẹ và con ở hai nhóm sinh ngã âm đạo và mổ lấy thai tại tỉnh Cà Mau năm 20212022-10-21T02:37:02+00:00Nguyễn Thể Tầnthetannhi@gmail.comHuỳnh Ngọc Linhno@email.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con về sau.</p> <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và con giữa 2 nhóm sinh ngã âm đạo và sinh mổ sau 2 - 5 năm.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 840 bà mẹ và con tại tỉnh Cà Mau năm 2021.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Một số tình trạng của mẹ ở nhóm sinh mổ đều lớn hơn nhóm sinh ngã âm đạo như: thiếu sữa mẹ trong 6 tháng đầu: 59,06% so với 40,95%; thời gian cai sữa dưới 12 tháng: 36,72% so với 28,38%; đau lưng: 38,21% so với 22,2%; sẩy thai: 24,07% so với 16,93%; mổ lấy thai trong lần mang thai sau: 91,14% so với 39,33%; kinh nguyệt không đều: 24,07% so với 15,79%; đau bụng khi hành kinh: 30,52% so với 20,36%; với p < 0,05. Đối với con so sánh ở hai nhóm sinh mổ và sinh ngã âm đạo, tình trạng béo phì: 22,58% so với 14,42%; khò khè: 40,69% so với 28,6%; dị ứng da: 22,08% so với 13,27%; khám bệnh nhiều lần: 38,46% so với 22,2%; số lần nhập viện nhiều: 20,84% so với 13,04%; p < 0,01.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Tỉ lệ thiếu sữa trong 6 tháng đầu, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt, sảy thai, mổ lấy thai khi mang thai lần sau…ở nhóm sinh mổ cao hơn nhóm sinh ngã âm đạo. Con của bà mẹ sinh mổ dễ bị thừa cân béo phì, dị ứng da, khò khè, khám bệnh và nhập viện nhiều hơn nhóm bà mẹ sinh ngã âm đạo.</p>2022-10-10T02:26:55+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1460Tình hình phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu sau sinh đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm (2017 - 2021)2022-10-21T02:36:58+00:00Đoàn Thị Phương Lamdoanphuonglam.nhog@gmail.comNgô Minh Thắngno@email.comNguyễn Mạnh Thắngno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỷ lệ phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu sau sinh đường âm đạo và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến phẫu thuật cấp cứu.</p> <p><strong>Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu:</strong> Phân tích hồi cứu qua hồ sơ bệnh án tất cả những trường hợp phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu sau sinh đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2017 đến hết năm 2021.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Có 6/49.445 ca đẻ đường âm đạo phải phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm. Tỷ lệ chung của phẫu thuật cấp cứu sau đẻ đường âm đạo là 0,12 cho mỗi 1000 ca đẻ tính từ năm 2017 đến năm 2021. Trong số ca cắt tử cung cấp cứu sau đẻ có năm ca là đẻ thường, một ca sau đẻ thủ thuật Forceps. Chỉ định cắt tử cung cấp cứu đứng đầu là do đờ tử cung với 3 ca (50%), tiếp đến là bất thường rau thai có 2 ca (33,3%), tổn thương đoạn dưới tử cung là 1 ca (16,7%). Trong 6 ca mổ cắt tử cung thì có 5 ca sinh con từ lần thứ 3 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 83,3%, 1 ca sinh con lần hai (16,7%), không có ca nào sinh con lần đầu.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Với những trường hợp sinh con từ lần thứ 3 trở lên hoặc trong quá trình khám thai và siêu âm nghi ngờ rau thai bám bất thường (phù thai rau, nghi ngờ rau cài răng lược một phần, hoặc mổ đẻ cũ) thường có nguy cơ chảy máu nặng do đờ tử cung sau đẻ hoặc rau không bong dẫn đến phải cắt tử cung cấp cứu sau sinh. Vì vậy, với những trường hợp này nên khuyên sản phụ đến đẻ tại những cơ sở sản khoa có bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm và có khả năng phẫu thuật tốt để cuộc chuyển dạ đẻ đạt kết quả tối ưu nhất, tránh được những tai biến nặng cho sản phụ trong và sau đẻ.</p>2022-10-10T07:17:39+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1434Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến hoạt độ enzyme Glucose-6phosphat Dehydrogenase trong sàng lọc sơ sinh bệnh thiếu hụt enzyme G6PD2022-10-21T02:36:55+00:00Tạ Thị Lan Anhno@email.comLê Minh Trácno@email.comHoàng Thị Ngọc Lanno@email.comĐào Thị Thu Hiềnno@email.comLê Phạm Sỹ Cườngno@email.comNguyễn Thị Ngọc Lyno@email.comTrần Danh Cườngno@email.comĐoàn Thị Kim Phượngdoankimphuong@hmu.edu.vn<p>Đo hoạt độ enzyme Glucose-6-phosphat Dehydrogenase trong mẫu máu thấm khô được áp dụng trong sàng lọc thiếu hụt enzyme G6PD ở trẻ sơ sinh.</p> <p><strong>Mục tiêu:</strong> Phân tích mối liên quan giữa hoạt độ enzyme G6PD trong mẫu máu thấm khô với giới tính, tuổi lấy mẫu, cân nặng khi sinh và thuốc kháng sinh sử dụng ở trẻ sơ sinh.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Phương pháp mô tả cắt ngang hồi cứu. Thu thập số liệu về các biến số giới tính, tuổi lấy mẫu, cân nặng khi sinh, thuốc kháng sinh sử dụng và hoạt độ G6PD trong mẫu máu thấm khô trên 5886 trẻ sơ sinh. Nhóm nguy cơ thấp và nhóm nguy cơ cao được phân loại dựa trên ngưỡng hoạt độ G6PD lần lượt là ≤ l8 U/dL và > 18 U/dL.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Giá trị trung bình của hoạt độ enzyme Glucose-6-phosphat Dehydrogenase ở trẻ nam là 54,93 ± 15,999, ở trẻ nữ là 57,37 ± 15,767 U/dL. Nguy cơ cao thiếu hụt G6PD ở trẻ nam cao hơn đáng kể so với ở trẻ nữ. Nguy cơ cao ở nhóm có sử dụng kháng sinh cũng tăng có ý nghĩa thống kê so với trẻ không sử dụng kháng sinh với p < 0,01 . Đối với nhóm cân nặng < 2500 g có tỷ lệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao gấp khoảng 2,5 lần so với nhóm trẻ có cân nặng ≥ 2500g. Giữa các nhóm tuổi lấy mẫu khác nhau và thời điểm lấy mẫu ở các mùa nóng và mùa lạnh không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đến hoạt độ G6PD ở trẻ sơ sinh.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Hoạt độ G6PD ở mẫu giấy thấm máu gót chân của trẻ sơ sinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố như giới tính, cân nặng lúc sinh và việc sử dụng thuốc kháng sinh nhưng không bị ảnh hưởng bởi tuổi lấy mẫu xét nghiệm và thời điểm lấy mẫu ở mùa nóng và mùa lạnh. Vì vậy, trong đánh giá nguy cơ thiếu enzyme G6PD cần chú ý phân tích đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độ enzym này.</p>2022-10-10T07:39:25+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1485Đặc điểm và kết quả nuôi dưỡng trẻ non tháng ăn bằng ống thông dạ dày tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2020 - 20212022-10-21T02:36:35+00:00Đỗ Thị Phương Anhdothiphuonganh1981@gmail.comLê Minh Trácno@email.comPhạm Phương Lanno@email.comDương Lan Dungno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> 1) Mô tả đặc điểm trẻ sơ sinh non tháng; 2) Đánh giá kết quả chăm sóc nuôi dưỡng bằng ống thông dạ dày và một số yếu tố liên quan.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 189 trẻ non tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương tuổi thai từ 25 đến 32 tuần, được nuôi dưỡng bằng ống thông dạ dày khi đạt ≥ 130 ml/kg/ngày.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tuổi thai trung bình 30,1 tuần, cân nặng trung bình ban đầu 1362,4 ± 297 (g), chiều dài 38,2 ± 4,3 (cm). Thời gian bắt đầu cho ăn bằng ống thông dạ dày 1,1 ± 0,3 ngày tuổi, thời gian trở lại cân nặng ban đầu 16,8 ± 4,8 ngày. Cân nặng tăng trung bình 14,7 ± 5,8 g/kg/ngày. Tỷ lệ trẻ chậm tăng trưởng sau sinh tại thời điểm xuất viện hoặc ghép mẹ 65,6%. Biến chứng viêm ruột hoại tử (5,8%), chỉ có 1 trẻ tử vong (0,5%). Các yếu tố liên quan tới tỷ lệ trẻ chậm tăng trưởng sau sinh là đa thai (OR = 1,5; 95% KTC: 0,3 - 0,9); mẹ bị tiền sản giật (OR = 4,2; 95% KTC: 1,2 - 15,0); trẻ gái (OR = 2,1; 95% KTC:1,1 - 3,9); cân nặng lúc sinh < 1000 gram (OR = 9,4; 95% KTC:1,2 - 76,4), tuổi thai lúc sinh < 30 tuần (OR = 1,7; 95% KTC: 0,9 - 3,2).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Nuôi dưỡng trẻ đẻ non bằng ống thông dạ dày tại Trung tâm sơ sinh của bệnh viện Phụ sản Trung ương là một phương pháp an toàn, hiệu quả, ít biến chứng và giúp trẻ sớm trở lại cân nặng lúc sinh. </p>2022-10-10T07:45:59+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1486Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc trẻ được điều trị surfactant tại Trung tâm Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2020 - 20212022-10-21T02:36:31+00:00Ngô Hồng Vânhongvanpstw@gmail.comLê Minh Trácno@email.comDương Lan Dungno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh non suy hô hấp được điều trị surfactant tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2020 - 2021.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 trẻ sơ sinh non dưới 37 tuần suy hô hấp được điều trị surfactant tại Trung tâm Chăm sóc và Điều trị Sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2020 đến tháng 06/2021. Số liệu được quản lý bằng phần mềm Epidata 3.1 và được phân tích bằng phần mềm Stata 15.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Chăm sóc tốt chiếm 80,5% và chưa tốt là 19,5%, biến chứng xuất huyết phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 12%, tuổi thai từ 32 - < 37 tuần chăm sóc tốt gấp 4,54 lần so với nhóm < 32 tuổi, cân nặng từ 1000 g đến dưới < 2500 g chăm sóc tốt gấp 10,13 lần so với nhóm < 1000 g, Silverman 4 - 6 điểm chăm sóc tốt gấp 1,31 lần so với nhóm > 6 điểm, nhóm trẻ không có biến chứng chăm sóc tốt hơn 4 - 6 lần nhóm có biến chứng, các đặc điểm của mẹ ảnh hưởng nhiều đến kết quả chăm sóc trẻ (p < 0,05).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Những yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc có ý nghĩa thống kê bao gồm: tuổi thai, cân nặng, chỉ số Silverman, biến chứng và một số đặc điểm của người mẹ. </p>2022-10-10T07:49:52+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1412Chẩn đoán các tổn thương mô bệnh học trên bệnh phẩm sinh thiết buồng tử cung2022-10-21T02:36:26+00:00Phạm Thị Đơnno@email.comLê Quang Vinhdr.lequangvinh@yahoo.comPhạm Thị Thanh Yênno@email.comNguyễn Việt Thắngno@email.comHoàng Thị Tuyết Hằngno@email.comTrần Tuấn Vũno@email.comVũ Thị Ngânno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỷ lệ tổn thương nội mạc tử cung bằng mô bệnh học trên các mẫu bệnh phẩm nạo, hút buồng tử cung được thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 259 mẫu bệnh phẩm sinh thiết từ buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 11 năm 2021.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Các phụ nữ làm xét nghiệm mô bệnh học cư trú ở đủ 8 huyện - thành phố của tỉnh Thái Bình; số phụ nữ tập trung chủ yếu ở 3 nhóm tuổi 30 - 39, 40 - 49 và 50 - 59 lần lượt là 23,6%, 43,2% và 20,1% các trường hợp; Có 42/259 trường hợp rong kinh cơ năng; Polyp nội mạc tử cung chiếm 8,9%, trong đó nhóm tuổi 40 - 49 nhiều nhất có 15 trường hợp. Liên quan thai kỳ có 71 trường hợp, màng rụng chiếm 7,3%, rau thai chiếm 13,1% và chửa trứng 7,0%; Ung thư nội mạc tử cung có 16 trường hợp (chiếm 6,2%) chủ yếu gặp ở nhóm tuổi > 50.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Chẩn đoán mô bệnh học có giá trị cao trong chẩn đoán các tổn thương nội mạc tử cung giúp điều trị hiệu quả các bệnh của nội mạc tử cung.</p>2022-10-10T07:57:23+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1413Các tổn thương nội biểu mô vảy cổ tử cung độ cao2022-10-21T02:36:23+00:00Nguyễn Thị Vân Anhno@email.comLê Quang Vinhdr.lequangvinh@yahoo.comĐào Thị Thúy Hằngno@email.comTrần Thị Hải Yếnno@email.comĐào Duy Quânno@email.comNguyễn Thị Thu Hoàino@email.com<p><strong>Mục tiêu</strong>: 1) Xác định tỷ lệ phân bố các tổn thương nội biểu mô vảy cổ tử cung độ cao. 2) Nhận xét mức độ bộc lộ dấu ấn hóa mô miễn dịch p16 và p53 trong các tổn thương nội biểu mô vảy cổ tử cung độ cao tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 92 bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương nội biểu mô vảy cổ tử cung độ cao. Thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2020 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu 38,4 ± 9,6. Tổn thương CIN 2 và CIN 3 tăng dần từ 24 đến 44 tuổi và giảm dần sau 45 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt không ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Các tổn thương CIN 2 chiếm 45,7%, các tổn thương CIN 3 chiếm 54,3%. Tỷ lệ nhuộm p16 dương tính của tổn thương CIN 2 và CIN 3 lần lượt là 78,6% và 98,0%. Tỷ lệ bộc lộ p53 của tổn thương CIN 2 và CIN 3 lần lượt là 59,5% và 36,0%.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Các tổn thương CIN 2 chiếm 45,7%, CIN 3 chiếm 54,3%. Tỷ lệ nhuộm p16 dương tính của tổn thương CIN 2 và CIN 3 lần lượt là 78,6% và 98,0%. Tỷ lệ bộc lộ p53 của tổn thương CIN 2 và CIN 3 lần lượt là 59,5% và 36,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.</p>2022-10-10T08:11:19+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1482Kết quả điều trị u xơ cơ tử cung bằng cắt tử cung nội soi và đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa2022-10-21T02:36:20+00:00Nguyễn Anh Tuấntranha.88271@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> So sánh kết quả cắt tử cung nội soi (CTCNS) và cắt tử cung đường âm đạo (CTCĐAĐ) trong điều trị u xơ cơ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có so sánh gồm 134 trường hợp có chỉ định cắt tử cung nội soi và 53 trường hợp có chỉ định cắt tử cung đường qua đường âm đạo từ tháng 1 năm 2021 đến hết tháng 5 năm 2022.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Thời gian phẫu thuật trung bình ở nhóm CTCĐAĐ là 68,6 ± 17,3 (phút) ngắn hơn so với CTCNS là 80 ± 14,5 (phút). Trọng lượng tử cung sau mổ trong CTCNS 277 ± 59,5 (gr) nặng hơn so với CTCĐAĐ là 200,7 ± 58,9 (gr). Có mối tương quan tuyến tính thuận giữa thời gian phẫu thuật và trọng lượng tử cung sau mổ ở cả 2 phương pháp. Lượng máu mất (đánh giá qua sự sụt giảm Hb sau mổ 24h) trong CTCĐAĐ là 11,1 ± 2,3 (g/l) nhiều hơn so với CTCNS là 9,5 ± 2,9 (g/l). Mức độ đau (VAS) sau mổ ngày thứ nhất ở những bệnh nhân CTCĐAĐ cao hơn so với những bệnh nhân CTCNS. Phục hồi sau mổ ở những bệnh nhân CTCNS ngày thứ nhất tốt hơn so với CTCĐAĐ. Ba ca CTCNS có tổn thương hệ tiết niệu trong khi CTCĐAĐ không có ca tai biến tiết niệu , 2 ca CTCĐAĐ có tụ máu mỏm cắt.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>CTCNS cho thấy ưu thế hơn về nhiều mặt: tiến hành trên bệnh nhân có tiền sử phẫu thuật ổ bụng, có tổn thương phần phụ kèm theo (u buồng trứng, viêm phần phụ), tiến hành trên các tử cung có trọng lượng và kích thước lớn, mức độ đau sau mổ ít hơn và hồi phục sau mổ tốt hơn. Tuy nhiên so với CTCĐAĐ thì thời gian thực hiện lâu hơn và dễ bị tổn thương hệ tiết niệu.</p>2022-10-10T08:14:47+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1452Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị chửa ngoài tử cung phối hợp chửa trong buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương2022-10-21T02:36:17+00:00Đặng Thị Hồng Thiệnno@email.comĐoàn Thị Thu Trangno@email.comNguyễn Thị Hồng Phượngno@email.comChu Thị Ngọcno@email.comPhạm Chi Maino@email.comNguyễn Đức Hàbacsiducha@gmail.com<p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị các trường hợp chửa ngoài tử cung phối hợp với chửa trong buồng tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang trên 55 trường hợp chửa ngoài tử cung phối hợp với chửa trong buồng tử cung được điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2021.</p> <p><strong>Kết quả nghiên cứu: </strong>87,3% các bệnh nhân mang thai dựa vào các biện pháp hỗ trợ sinh sản, 1/5 số bệnh nhân có khối chửa ngoài tử cung vỡ tại thời điểm phẫu thuật, 83,6% các trường hợp được chẩn đoán tại thời điểm tuổi thai từ 5 - 8 tuần, hầu hết bệnh nhân có khối chửa ngoài nằm tại vòi tử cung, 82% các trường hợp có thai trong buồng tử cung phát triển bình thường sau điều trị.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Chửa ngoài tử cung kết hợp với chửa trong buồng tử cung ngày càng trở nên phổ biến hơn do sự phát triển của các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Thai trong buồng tử cung phát triển bình thường sau phẫu thuật. </p>2022-10-10T08:20:36+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1507Vai trò phân biệt lành tính, ác tính của siêu âm theo phân loại Simple Rules của IOTA trong u biểu mô buồng trứng2022-10-21T02:36:00+00:00Nguyễn Tuấn Minhtuanmin0306@gmail.comĐỗ Tuấn Đạtno@email.comĐặng Thị Minh Nguyệtno@email.com<p>Năm 2010, dựa trên những định nghĩa, khái niệm mô tả u buồng trứng được chuẩn hoá, IOTA đã phát triển thành những quy luật đơn giản (Simple Rules) và hữu dụng trên lâm sàng để phân biệt tính chất lành hay ác tính của u, bao gồm 5 đặc điểm lành tính và 5 đặc điểm ác tính.</p> <p><strong>Mục tiêu:</strong> Áp dụng phân loại “Simple rules” của IOTA để đánh giá lại tính chất lành tính, ác tính của u biểu mô buồng trứng được phẫu thuật.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả hồi cứu được tiến hành dựa trên hồ sơ bệnh án của 422 phụ nữ được chẩn đoán là u buồng trứng có chỉ định can thiệp phẫu thuật và có kết quả mô bệnh học là u biểu mô buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 5 năm 2022.</p> <p><strong>Kết quả nghiên cứu:</strong> Trong tổng số 422 phụ nữ nghiên cứu, Simple rules có thể phân loại 395 trường hợp (93,6%), trong đó số u lành tính là 365 (92,4%), u ác tính là 29 (7,3%), còn lại 27 trường hợp không phân loại được (6,4%). Trong các trường hợp được phân tích, có được độ nhạy là 86,7%, độ đặc hiệu là 99,2%. Kết luận: IOTA Simples Rules là một công cụ rất tốt trong việc phân biệt u buồng trứng lành tính và ác tính, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao và cách sử dụng đơn giản. </p>2022-10-10T08:24:46+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1423Kết quả chẩn đoán viêm âm đạo bằng máy GMD-S6002022-10-21T02:35:57+00:00Phạm Huy Hiền Hàophienhao@gmail.comĐào Thị Hoano@email.comNguyễn Vũ Thủyno@email.comNguyễn Ngọc Phươngno@email.comLê Xuân Trọngno@email.comNguyễn Thúy Diệuno@email.comNguyễn Quang Minhminh.ngqu98@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Máy phân tích nhiễm khuẩn âm đạo GMD-S600 được sản xuất bởi công ty Diriu Industrial Co., Ltd, sử dụng công nghệ chụp ảnh dòng chảy tế bào và phân tích hóa học men áp dụng nguyên tắc so màu quang điện, công nghệ nhận dạng thông minh và thuật toán tự động phân tích dựa trên trí tuệ nhân tạo.</p> <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nhận xét kết quả chẩn đoán viêm âm đạo bằng máy GMD-S600.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: mô tả tiến cứu trên 300 bệnh nhân đến khám có triệu chứng ngứa rát âm hộ, âm đạo hoặc ra khí hư bất thường, được xét nghiệm khí hư bằng máy GMD-S600 trong thời gian từ tháng 8/2019 đến tháng 12/2019 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Viêm âm đạo do vi khuẩn ưa khí (AV - aerobic vaginitis): 60,33% với AV đơn thuần: 39,67% và AV phối hợp: 20,66%. Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm: 20,33% với nấm đơn thuần: 5% và nấm phối hợp: 15,33%. Viêm âm đạo chưa rõ nguyên nhân (VIR - Vaginal Inflammatory Response ): 18,34%. Loạn khuẩn âm đạo (BV - bacterial vaginosis): 12,66% với BV đơn thuần: 4% và BV phối hợp: 8,66%. Viêm âm đạo do trichomonas chiếm 0,66%.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Có thể sử dụng máy GMD-S600 trong hỗ trợ chuẩn đoán các căn nguyên viêm âm đạo. </p>2022-10-10T08:32:09+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1417Nhận xét các trường hợp cắt tử cung hoàn toàn sau LEEP tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương2022-10-21T02:35:54+00:00Phạm Huy Hiền Hàophienhao@gmail.comVũ Đình Tuấnno@email.comNguyễn Quang Minhminh.ngqu98@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân cắt tử cung hoàn toàn sau LEEP tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu hồi cứu trên 51 bệnh nhân bệnh nhân được cắt tử cung hoàn toàn sau LEEP tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Xét nghiệm tế bào cổ tử cung bình thường và ASCUS, LSIIL có 95,65% tổn thương mô bệnh học từ CIN-II trở lên, kết quả sinh thiết chỉ phát hiện ra 19,6% trường hợp CIN-III và 3,92 ung thư cổ tử cung. Trong khi đó, khi làm LEEP phát hiện 64,92% ung thư cổ tử cung (19,6 CIN-III, 45,06 CIS và 19,6% ung thư xâm nhập). Trên bệnh phẩm cắt tử cung, có 3,92% CIN-III, 27,45% ung thư cổ tử cung (13,73% CIS, 1,96% AIS, 11,76% ung thư cổ tử cung xâm nhập).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Xét nghiệm tế bào cổ tử cung trong những trường hợp tế bào bình thường, ASCUS và LSIL không tương ứng với tổn thương mô bệnh học; LEEP phát hiện tổn thương ung thư cổ tử cung cao hơn so với sinh thiết; tỷ lệ tổn thương nặng trên bệnh phẩm cắt tử cung thấp, nhưng tổn thương mức độ càng cao thì còn tồn tại sau điều trị LEEP càng tăng. </p>2022-10-10T08:38:37+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1433Tần suất và phổ đột biến gen của Hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền trên quần thể người Việt Nam2022-10-21T02:35:50+00:00Nguyễn Lưu Hồng Đăngdangnguyen@genesolutions.vnTăng Hùng Sangsangtang@genesolutions.vnPhan Ngọc Minhminhphan@genesolutions.vnNguyễn Thị Thanhthanhnguyen5@genesolutions.vnNguyễn Dư Quyềnquyennguyen@genesolutions.vnTiêu Bá Linhlinhtieu@genesolutions.vnNguyễn Thị Huệ Hạnhhanhnguyen@genesolutions.vnNguyễn Yến Nhinhinguyen@genesolutions.vnTrần Vũ Uyênuyenvu@genesolutions.vnLê Minh Phongphongle@genesolutions.vnNguyễn Duy Sinhsinhnguyen@genesolutions.vnPhan Minh Duyduyphan@genesolutions.vnTừ Ngọc Ly Lanlantu@genesolutions.vnGiang Hoahoagiang@genesolutions.vnNguyễn Hoài Nghĩanghianguyen@genesolutions.vnTrương Đình Kiệtkiettruong@genesolutions.vnĐỗ Thị Thanh Thủythuydo@genesolutions.vn<p><strong>Mục tiêu:</strong> Hội chứng ung thư di truyền (HCS) chiếm khoảng 5-10% tổng số ca mắc ung thư, với Hội chứng ung thư vú và buồng trứng di truyền (HBOC) là nguyên nhân thường gặp nhất. Xét nghiệm gen sàng lọc biến thể gây bệnh liên quan nguy cơ mắc ung thư chưa được thực hiện thường quy tại Việt Nam. Do đó, tần suất lưu hành và phổ đột biến HBOC tại Việt Nam vẫn chưa được ghi nhận.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> 1165 người Việt Nam được sử dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới phân tích 2 gen liên quan HBOC có độ thấm từ trung bình đến cao.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Tần suất mang gen đột biến liên quan HBOC là 1,3% ở quần thể chung và 4,3% trên nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư vú và/hoặc buồng trứng di truyền. Biến thể thường gặp nhất: NM_007294.3:c.5251C>T (p.Arg1751Ter).</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Đây là nghiên cứu đầu tiên và lớn nhất về tần suất và phổ đột biến HBOC ở Việt Nam, cho thấy ý nghĩa lâm sàng của xét nghiệm di truyền khảo sát đa gen sàng lọc người mang đột biến và nguy cơ ung thư liên quan để có chiến lược quản lý hiệu quả.</p>2022-10-10T09:02:53+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1474Đánh giá kết quả điều trị chảy máu sau đẻ bằng phương pháp can thiệp nội mạch2022-10-21T02:35:43+00:00Phan Hoàng Giangno@email.comVũ Đức Thànhno@email.comTrần Văn Gianggianghmu1994@gmail.comTrương Hồng Đứcno@email.comNguyễn Xuân Hiềnno@email.comVũ Đăng Lưuno@email.com<p><strong>Mục tiêu</strong>: Đánh giá tính hiệu quả của phương pháp can thiệp nội mạch trong điều trị chảy máu sau đẻ.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Kết quả được phân tích ở 30 bệnh nhân chảy máu sau đẻ được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 11 năm 2021. Thành công lâm sàng được định nghĩa là ngừng chảy máu sau lần can thiệp đầu tiên mà không cần can thiệp hay phẫu thuật lại.</p> <p><strong>Kết quả</strong>: Trong số 30 bệnh nhân có 19 bệnh nhân mổ lấy thai (63,3%), 11 bệnh nhân đẻ thường (37,7%), số lượng khối hồng cầu truyền trung bình là 3,88 đơn vị. Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 100%, tỷ lệ thành công trên lâm sàng 83,3% (25 trên 30). Có 5 trường hợp thất bại, 1 trường hợp can thiệp nội mạch lại (3,3%), 2 trường hợp phải phẫu thuật lại (6,7%), 2 trường hợp tử vong (6,7%). Kiểm soát được chảy máu sau can thiệp là 93,3% (28 trên 30). Thời gian hết ra máu âm đạo trung bình là 4,4 ngày, thời gian nằm viện trung bình là 8,1 ngày.</p> <p><strong>Kết luận</strong>: Can thiệp nội mạch cho thấy an toàn và hiệu quả cao trong điều trị chảy máu sau đẻ. Do đó, đây là một biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế cho cắt tử cung cầm máu trong điều trị chảy máu sau đẻ. </p>2022-10-10T09:09:21+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1492Can thiệp nút động mạch tử cung có chọn lọc trong điều trị thông nối động tĩnh mạch trong cơ tử cung: báo cáo loạt ca2022-10-21T02:35:39+00:00Đặng Anh Linhlinhphatdiem@gmail.comTrần Thị Thu Hạnhno@email.comNguyễn Thị Kim Cúcno@email.com<p>Rong kinh là hiện tượng ra máu từ tử cung có chu kỳ kéo dài trên 7 ngày. Một trong những nguyên nhân gây rong kinh tuy hiếm gặp đó là bất thường thông nối động tĩnh mạch trong cơ tử cung (AVM). Bất thường thông nối động tĩnh mạch trong cơ tử cung trong cá chu kỳ kinh nguyệt dễ xảy ra hiện tượng chảy máu kéo dài, mất máu nhiều có thể đe dọa tính mạng. Với các bệnh nhân rong kinh, băng kinh có AVM thì việc nạo hút buồng tử cung cầm máu nhiều khi làm bệnh nặng lên. Do đó việc chẩn đoán nhanh chóng, chính xác rất quan trọng cho bệnh nhân. Can thiệp nút tắc động mạch tử cung 2 bên có chọn lọc thay vì cắt tử cung là biện pháp điều trị được lựa chọn đối với các phụ nữ mong muốn có con.</p>2022-10-10T09:13:19+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1436Ứng dụng kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới NGS trong chẩn đoán rối loạn NST trước chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm2022-10-21T02:35:35+00:00Nguyễn Thị Bích Vânbichvan@hmu.edu.vnNguyễn Duy Bắcno@email.comLê Hoàngno@email.comĐặng Tiến Tườngno@email.com<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Phân tích kết quả chẩn đoán rối loạn nhiễm sắc thể trước chuyển phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm thông qua ứng dụng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới NGS.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu thực hiện trên 603 phôi của các cặp vợ chồng thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm có phôi nang tạo ra bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) tại Viện Mô phôi quân đội - Học viện Quân Y.</p> <p><strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ rối loạn NST ở phôi 5 ngày tuổi thụ tinh trong ống nghiệm trong nghiên cứu là 42,7%. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gặp nhiều nhất ở nhiễm sắc thể số 16. Đột biến thêm đoạn thường hay gặp ở NST số 1, 2, 4, 5 và NST X. Tỷ lệ bất thường cấu trúc NST không gặp ở NST số 12, 20 và 22 ở quần thể nghiên cứu.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới NGS có giá trị cao trong phân tích tỷ lệ rối loạn NST, lệch bội NST và bất thường trong cấu trúc NST.</p>2022-10-10T09:19:04+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1472Mối tương quan giữa phân mảnh DNA tinh trùng và các chỉ số tinh dịch đồ ở nam giới vô sinh2022-10-21T02:35:33+00:00Lê Ngọc Tuệ Nhilengoctuenhi1001@gmail.comTrương Quốc Phongno@email.comNguyễn Thị Tuyết Maino@email.comLê Quý Thưởngno@email.comPhạm Thái Hạno@email.comĐoàn Xuân Kiênno@email.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định mối tương quan giữa chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI - DNA fragmentation index) được đo bằng phương pháp khảo sát sự phân tán nhiễm sắc chất của tinh trùng (SCD - sperm chromatin dispersion test) và các chỉ số tinh dịch đồ ở nam giới vô sinh.</p> <p><strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 150 mẫu tinh dịch của bệnh nhân nam được lấy bằng phương pháp thủ dâm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và nam học - Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ. Đánh giá các chỉ số tinh dịch đồ theo WHO (2021) và xác định chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng bằng phương pháp SCD.</p> <p><strong>Kết quả:</strong> Chỉ số mức độ phân mảnh DNA tinh trùng tương quan nghịch với:mật độ tinh trùng (r = -0,405; p < 0,001), tỷ lệ di động (r = - 0,30; p < 0,001), tỷ lệ sống của tinh trùng (r = - 0,31; p < 0,001), hình dạng tinh trùng (r = -0,456; p = <0,001). Không có sự khác biệt nào về mức độ phân mảnh DNA của tinh trùng theo: độ tuổi, thời gian kiêng xuất tinh, thể tích xuất tinh, pH.</p> <p><strong>Kết luận:</strong> Kết quả DFI-SCD có sự tương quan nghịch với: mật độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng di động, tỷ lệ sống của tinh trùng, hình dạng tinh trùng. Không tìm thấy mối tương quan giữa DFI-SCD với: độ tuổi, thời gian kiêng xuất tinh, pH. </p>2022-10-10T09:26:01+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1416Nhân hai trường hợp mắc viêm não tự miễn do thụ thể NMDA có u quái buồng trứng đã được điều trị loại bỏ khối u2022-10-21T02:35:28+00:00Phạm Bá Nhaphambanha@hmu.edu.vnNguyễn Việt Hàno@email.com<p><strong>Tổng quan</strong>: Viêm não do thụ thể N-methyl-d-aspartate (NMDAR) là một bệnh hiếm. Từ năm 2007 đã xuất hiện một vài báo cáo ca bệnh trên thế giới. Ở Việt Nam được ghi nhận là hiếm trên lâm sàng và chưa có báo cáo nào trong Y văn.</p> <p><strong>Báo cáo 02 trường hợp</strong>: Hai trường hợp này đã được ghi nhận trong năm 2017 và 2018. Người bệnh nhân đã được điều trị ở tuyến dưới nhưng không có kết quả, được chuyển đến bệnh viện Bạch Mai khi các triệu chứng toàn thân nặng và được điều trị kéo dài ở những đơn vị chăm sóc đặc biệt. Các triệu chứng không điển hình và dễ nhầm lẫn là những lý do khiến bệnh được phát hiện muộn và biến chứng có thể xuất hiện ở người bệnh. Trước đây, khi bệnh nhân có những biểu hiện này được chẩn đoán bị viêm não không rõ nguyên nhân, có thể gây ra di chứng nặng hoặc thậm chí là tử vong. Viêm não NMDA liên quan đến u quái buồng trứng là viêm não tự miễn thường gặp ở phụ nữ trẻ.</p> <p><strong>Kết luận: </strong>Với mục đích đóng góp một phần kinh nghiệm trong chẩn đoán viêm não do thụ thể NMDAr và có kế hoạch điều trị sớm, chúng tôi xin báo cáo trường hợp hai phụ nữ trẻ đã được cắt bỏ u quái buồng trứng và điều trị sau phẫu thuật, một bệnh nhân được sử dụng liệu pháp miễn dịch và một bệnh nhân không sử dụng liệu pháp miễn dịch. </p>2022-10-10T09:29:49+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1414Nguyên bào nuôi sau đẻ di căn gan: báo cáo ca bệnh và tổng quan2022-10-21T02:35:24+00:00Lê Hoàng Linhno@email.comNguyễn Văn Thắngno@email.comLê Quang Vinhdr.lequangvinh@yahoo.comNguyễn Đình Quyếtno@email.com<p>U nguyên bào nuôi sau đẻ thường có tiên lượng xấu do chẩn đoán muộn và khả năng kháng hóa chất cao. Việc lựa chọn phác đồ điều trị tại thời điểm phát hiện bệnh phụ thuộc vào diễn biến lâm sàng và vị trí tổn thương nhằm đảm bảo sự sống cũng như chất lượng sống của người bệnh. Kết luận: U nguyên bào nuôi di căn sau đẻ thường có thể điều trị khỏi hoàn toàn mà vẫn bảo tồn được tử cung nếu không phát hiện tổn thương nguyên phát ở tử cung</p>2022-10-10T09:40:35+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sảnhttps://vjog.vn/journal/article/view/1481Xử trí bảo tồn thành công trường hợp vỡ tử cung tự phát ở tuổi thai 18 tuần2022-10-21T02:37:19+00:00Đinh Thị Hiền Lêdinhhienle2002@yahoo.comNguyễn Thị Hồng Nhungno@email.comCao Thị Thúy Hàno@email.comNguyễn Hữu Côngcongnh1992@gmail.comDương Việt Bắcno@email.com<p>Vỡ tử cung sinh non là một biến chứng rất hiếm của thai kỳ mà hầu hết các trường hợp đều xảy ra khi có tiền sử phẫu thuật tử cung. Tỷ lệ mắc bệnh ở bà mẹ và trẻ sơ sinh là đáng kể. Thông thường, thai kỳ phải được chấm dứt để cứu cả mẹ và trẻ sơ sinh, nếu có thể.</p> <p>Chúng tôi báo cáo trường hợp một bệnh nhân bị vỡ tử cung trước khi chuyển dạ ở tuổi thai 18 tuần phức tạp. Phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp với xử trí bảo tồn tử cung và tiếp tục theo dõi thai kỳ đến 32 tuần 3 ngày.</p> <p>Trong một số rất hiếm trường hợp vỡ tử cung khi tuổi thai nhỏ, xử trí bảo tồn dường như là một giải pháp có thể chấp nhận được để kéo dài tuổi thai để hạn chế các biến chứng liên quan đến sinh non. </p>2022-10-10T00:00:00+00:00Bản quyền (c) 2022 Tạp chí Phụ sản