So sánh hiệu quả tạo phôi nang khi sử dụng hệ môi trường đơn bước thay mới và không thay mới môi trường vào ngày 3
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. Q. T., Trần, T. C., Lưu, T. M. T., Phạm, T. Q., & Huỳnh, G. B. (2020). So sánh hiệu quả tạo phôi nang khi sử dụng hệ môi trường đơn bước thay mới và không thay mới môi trường vào ngày 3. Tạp Chí Phụ sản, 18(1), 49-53. https://doi.org/10.46755/vjog.2020.1.787

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả tạo phôi nang hữu dụng và kết quả điều trị khi sử dụng môi trường đơn bước giữa thay mới và không thay mới môi trường ở giai đoạn phôi ngày 3.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 200 bệnh nhân thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại Đơn vị Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện đa khoa Mỹ Đức từ tháng 8/2017 đến tháng 12/2017. Các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm, nhóm 1: có thay mới môi trường (n = 97) vào ngày 3 và nhóm 2: không thay mới môi trường (n = 103) vào ngày 3. Vào ngày 5, đánh giá phôi và lựa chọn phôi để trữ. Đánh giá kết quả điều trị dựa trên lần chuyển phôi trữ đầu tiên.

Kết quả: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tạo phôi nang hữu dụng (22,06% và 19,77%; p = 0,205) giữa 2 nhóm. Tương tự, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ sẩy thai (68,1% và 73,2%; p = 0,576; 53,3% và 59,1%; p = 0,36; 4,4% và 7,3%; p = 0,62). Tỷ lệ tạo phôi nang ở nhóm không thay mới có xu hướng cao hơn ở nhóm thay mới (55,51% và 51,06%, p = 0,09).

Kết luận: Dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy việc không thay mới và thay mới môi trường vào ngày 3 cho khả năng tạo phôi nang hữu dụng tương đương nhau, đồng thời khi đánh giá kết quả điều trị trong lần chuyển phôi trữ đầu tiên cho thấy không có sự khác biệt.

Từ khóa

môi trường đơn bước, phôi nang, làm mới môi trường vào ngày 3
PDF
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.