Hiệu quả của chương trình giáo dục tiền sản cho thai phụ tại Bệnh viện Hùng Vương
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Trần, T. N. P., Hoàng, T. D. T., & Huỳnh, N. K. T. (2022). Hiệu quả của chương trình giáo dục tiền sản cho thai phụ tại Bệnh viện Hùng Vương. Tạp Chí Phụ sản, 20(1), 14-18. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.1.781

Tóm tắt

Trong thai kỳ, nỗi sợ giúp thai phụ chuẩn bị tâm lý đầy đủ cho một cuộc sinh tốt đẹp. Tuy nhiên, khi sợ hãi ở mức độ không kiểm soát được, ảnh hưởng nặng nề đến thể chất và tinh thần của thai phụ được gọi là chứng “sợ sinh con”. Tư vấn, hướng dẫn, tạo điều kiện để trải nghiệm quá trình sinh cho thai phụ sẽ giúp ổn định tâm sinh lý thai phụ trước sinh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ và hành vi của thai phụ ở ba tháng cuối thai kỳ trước và sau khi tham gia chương trình giáo dục tiền sản tại Bệnh viện Hùng Vương và sự hài lòng.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 134 thai phụ ở 3 tháng cuối thai kỳ tại Bệnh viện Hùng Vương hội đủ các tiêu chí chọn mẫu trong thời gian từ 02/2019 – 08/2019.
Kết quả: Chương trình “Hành trình vượt cạn” (HTVC) giúp thai phụ: Tỷ lệ thay đổi kiến thức: 99,3 KTC 95% [98,6 -99,9]; Tỷ lệ thay đổi thái độ 80,7 KTC05% [73,9 – 87,3] và hành vi 76,9 KTC 95% [ 69,8 -84]. Tỷ lệ sinh ngã âm đạo ( Đ) ở nhóm tham gia HTVC so với tỷ lệ chung của bệnh viện cùng thời gian là 48,6% KTC 95% [47,9 - 49,3] và 34,1% KTC 95% [25,7 - 42,5]. Tỷ lệ khách hàng hài lòng khi tham gia chương trình là 99,3% và mức độ rất hài lòng 78,4 KTC 95% [74,8 -84].

Kết luận: Thai phụ nên tham gia các chương trình giáo dục tiền sản và trong tương lai vấn đề này cần được nghiên cứu thêm Từ khóa: Chứng sợ sinh con, nghiên cứu cắt ngang, giáo dục tiền sản.

Từ khóa

Chứng sợ sinh con, nghiên cứu cắt ngang, giáo dục tiền sản
PDF
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.