Tóm tắt
Sợ hãi là một cảm xúc tự nhiên và cần thiết, phản ứng với các yếu tố nội ngoại sinh nhằm bảo vệ và đem lại cảm giác an toàn cho mỗi cá nhân. Trong thai kỳ, nỗi sợ giúp thai phụ chuẩn bị tâm lý đầy đủ cho một cuộc sinh tốt đẹp. Tuy nhiên, khi sợ hãi ở mức độ không kiểm soát được, nó ảnh hưởng nặng nề đến thể chất và tinh thần của thai phụ được gọi là chứng “sợ sinh con”.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sợ sinh trên thai phụ ở tam cá nguyệt 3 của thai kỳ tại bệnh viện Hùng Vương và mốt số yếu tố liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 385 thai phụ ở tam cá nguyệt 3 khám thai tại bệnh viện Hùng Vương hội đủ các tiêu chí chọn mẫu trong thời gian từ 01/11/2018 – 30/11/2019.
Kết quả: Tỷ lệ sợ sinh con chung trong nghiên cứu là 30,91% KTC95% [26,29 – 35,53]. Trong đó: ở nhóm thai phụ con so là 34,57% KTC95% [29,82 – 39,32] và nhóm thai phụ con rạ là 28,25% KTC95% [26,41 – 35,41]. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ sợ sinh con: (1) Sống chung với chồng làm giảm tỷ lệ sợ sinh con với OR = 0,20; KTC 95% [0,15 – 0,48] ; p=0,02; (2) Tiền căn sinh giúp làm tăng tỷ lệ sợ sinh con với OR = 47,87; KTC 95% [16,7 – 136,8], p<0,001; (3) Tuổi thai càng lớn càng tăng tỷ lệ sợ sinh con (với mỗi độ lệch chuẩn tăng thêm tương ứng 23 ngày ) với OR = 2,3, KTC 95% [1,9 – 2,7], p<0,001; (4)Tham khảo thông tin từ sách báo, internet làm tăng tỷ lệ sợ sinh con với OR = 2,5, KTC 95% [1,7 – 3,5], p<0,001; (5)Tham khảo thông tin từ nhân viên y tế làm giảm tỷ lệ sợ sinh con với OR = 0,15; KTC 95% [0,1 – 0,2], p<0,001.
Kết luận: Chứng sợ sinh là vấn đế rất cần được quan tâm trong khám và quản lý thai kỳ.
Từ khóa
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>