Tóm tắt
Mục tiêu: Phát triển mô hình tiên lượng khả năng tìm thấy tinh trùng từ kỹ thuật TESE trên nhóm bệnh nhân vô tinh không bế tắc.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện một phân tích hồi cứu tại Bệnh viện Mỹ Đức trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018. Tìm thấy tinh trùng được định nghĩa là có sự hiện diện của ít nhất một tinh trùng di động trong mẫu mô tinh hoàn thu nhận từ kỹ thuật TESE. Các biến số nền và lâm sàng sau đó được đưa vào phân tích hồi quy đơn biến và đa biến để tìm ra các yếu tố tiên lượng độc lập có liên quan đến tỷ lệ tìm thấy tinh trùng. Các yếu tố tiên lượng sau đó được đưa vào mô hình BMA để đưa ra các mô hình tiên lượng khả dĩ. Mô hình tốt nhất là mô hình có số biến số ít nhất, chỉ số BIC thấp nhất, AUC lớn nhất và xác xuất hậu định lớn nhất.
Kết quả: Có tổng cộng 125 nam giới vô tinh không bế tắc thực hiện kỹ thuật TESE trong khoảng thời gian nghiên cứu, trong đó có 36 trường hợp (28,8%) tìm thấy tinh trùng. Mô hình tiên lượng SRR tốt nhất bao gồm 2 biến số: tuổi bệnh nhân và nồng độ FSH huyết thanh (xác suất = e[-3,05 – (0,11 x FSH + 0,1 x tuổi)]); BIC: - 486; xác suất hậu định 0,331; AUC = 0,81 (KTC 95% 0,72 - 0,90). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giá trị dự đoán khả năng tìm thấy tinh trùng và kết quả tìm thấy tinh trùng trên thực tế.
Kết luận: Mô hình tốt nhất dự đoán khả năng tìm thấy tinh trùng bao gồm có 2 biến số tuổi bệnh nhân và nồng độ FSH huyết thanh. Mô hình này có thể được sử dụng trên lâm sàng để tư vấn cho bệnh nhân trước điều trị.
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>
Download
Cùng tác giả
- Nguyễn Thị Phương Dung, Phạm Thiếu Quân, Nguyễn Khánh Linh, Hồ Mạnh Tường, Tương quan giữa số lượng noãn thu nhận và kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm , Tạp chí Phụ sản: Tập 18 Số 1 (2020): Tập 18, Số 1, 2020