Tóm tắt
Mục tiêu: Kháo sát giá trị HA động mạch tại thời điểm 11 -13 tuần 6 ngày ở các thai phụ phát triển TSG về sau và đánh giá vai trò của HA động mạch trong dự báo bệnh lý TSG.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 2.998 thai phụ tại thời điểm thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày đến khám sàng lọc quý I và quản lý thai kỳ tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế từ 09/2012 đến 03/2015
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ các rối loạn tăng HA trong thai kỳ chiếm 3,74% so với toàn bộ thai nghén, trong đó TSG có tỷ lệ 2,84%. Bội số của trung vị MoM của HATT, HATr và HATB ở nhóm thai phụ phát triển TSG sớm (1,059, 1,136 và 1,147 MoM) và nhóm phát triển TSG muộn (1,059, 1,136 và 1,136 MoM) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm thai phụ không phát triển TSG (1,003, 1,050 và 1,051 MoM). Tuy nhiên không có sự khác biệt các giá trị HA giữa nhóm tăng HA thai nghén và nhóm chứng. Sàng lọc TSG bằng HATB cho kết quả tốt hơn HATT và HATr. Phối hợp với yếu tố nguy cơ mẹ và HATB làm cải thiện kết quả diện tích dưới đường cong ROC trong dự báo TSG sớm và TSG muộn, tương ứng là 0,811 và 0,712. Tỷ lệ phát hiện TSG sớm, TSG muộn là 63,6%, và 35,1% tương ứng với tỷ lệ dương tính giả 10%.
Kết luận: Sàng lọc TSG bằng HA là một phương pháp rẻ tiền, tính khả thi cao và cho kết quả chấp nhận được. Nên phối hợp thêm các yếu tố dự báo khác như các đặc điểm tiền căn mẹ, giá trị siêu âm doppler động mạch tử cung và các chất chỉ điểm sinh hóa để tăng tỷ lệ dự báo.
Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền
Download
Cùng tác giả
- Võ Văn Đức, Mai Công Minh, Nguyễn Trần Thảo Nguyên Trương Quang Vinh, Lê Lam Hương, Nguyễn Thị Kim Anh, Trương Thị Linh Giang, Nguyễn Thị Diễm Thư, Nguyễn Viết Nhân, Hà Thị Minh Thi, Trần Tuấn Linh, Đoàn Hữu Nhật Bình, Đặng Thị Loan, Đặng Thị Phương, Đánh giá kết quả chọc hút ối làm QF-PCR ở các thai phụ có nguy cơ cao bất thường nhiễm sắc thể tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 2 (2018)
- Bùi Thị Như Quỳnh, Võ Văn Đức, Lê Minh Tâm, Nghiên cứu kết quả điều trị thai ngừng tiến triển trong ba tháng đầu bằng Misoprostol , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 1 (2017)
- Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Lê Minh Tâm, Trần Mạnh Linh, Vai trò Carbetocin trong điều trị dự phòng băng huyết sau sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Hồ Thị Thanh Tâm, Lê Minh Tâm, Trương Quang Vinh, Áp lực tâm lý ở cặp vợ chồng vô sinh và mối liên quan với rối loạn tình dục , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 2 (2018)
- Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Võ Văn Đức, Cao Ngọc Thành, Đánh giá giá trị ngưỡng cắt ước lượng trọng lượng thai nhi ở mức bách phân vị thứ ba so với tuổi thai trong chẩn đoán, tiên lượng kết cục thai kỳ thai kém phát triển , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 2 (2018)
- Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Lê Minh Tâm, Võ Văn Đức, Cao Ngọc Thành, Đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm trong dự báo dọa sinh non , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 1 (2017)
- Võ Văn Khoa, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Nghiên cứu giá trị của HE4, CA-125, thuật toán nguy cơ ác tính buồng trứng (ROMA) trong chẩn đoán trước mổ ung thư buồng trứng , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 2 (2018)
- Cao Ngọc Anh, Trần Mạnh Linh, Võ Văn Đức, Nồng độ lactate dehydrogenase huyết thanh ở thai phụ tiền sản giật – sản giật và mối liên quan với mức độ nặng của bệnh, kết quả thai kỳ , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
- Trần Thị Như Quỳnh, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu giá trị beta-hCG trong tiên lượng kết cục thai kỳ sau thụ tinh ống nghiệm , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 2 (2018)
- Nguyễn Nguyên Phương, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Nguyễn Thị Kim Anh, Viêm âm đạo do nấm Candida trong thai kỳ: các yếu tố ảnh hưởng và kết quả điều trị , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)