Tóm tắt
Đặt vấn đề: Khảo sát mRNA nhau thai trong huyết tương thai phụ là một phương pháp không xâm nhập, có giá trị dự báo nguy cơ tiền sản giật – sản giật.
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: (1) Bước đầu áp dụng kỹ thuật Realtime RT-PCR để định lượng FLT-1 mRNA có nguồn gốc nhau thai trong huyết tương của các phụ nữ mang thai; (2) Khảo sát mối liên quan giữa sự biểu hiện FLT-1 mRNA với tiền sản giật – sản giật.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 398 thai phụ có tuổi thai từ 16-24 tuần được theo dõi đến lúc sinh và 6 tuần sau sinh. mRNA của gene FLT-1 (gene đích) và gene GAPDH (gene chứng) được định lượng bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR với RNA được tách từ huyết tương của thai phụ.
Kết quả: Tỷ lệ mẫu có FLT-1 mRNA dương tính là 10,05%, tỷ lệ này đạt 12,46% trong nhóm có nồng độ GAPDH mRNA từ 104 copy/ml trở lên. Nồng độ trung bình của FLT-1 mRNA là 1,54 x 104 ± 2,12 x 104 copy/ml. Tỷ số FLT-1 mRNA / GAPDH mRNA là 0,017 ± 0,043. Nguy cơ mắc TSG – SG khi có một thai phụ có FLT-1 mRNA dương tính cao gấp 2,33 lần (95%CI: 1,01 – 5,39) so với thai phụ có FLT-1 mRNA âm tính. Nếu xem xét thêm yếu tố nồng độ GAPDH mRNA cao từ 104 copy/ ml trở lên thì nguy cơ này cao gấp 2,48 lần (95%CI: 1,04 – 5,92). Tỷ số FLT1 mRNA / GAPDH mRNA ở nhóm TSG – SG cao hơn nhóm không có TSG – SG, lần lượt là 0,069 ± 0,09 và 0,008 ± 0,016 (p = 0,0009). Tỷ FLT-1 mRNA / GAPDH mRNA có giá trị trong dự báo TSG – SG với xác suất đúng là 70,1%, điểm cắt tối ưu > 0,0106, độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng lần lượt là 66,67% và 82,35%.
Kết luận: Chúng tôi đã ứng dụng thành công quy trình định lượng FLT-1 mRNA bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR. Sự biểu hiện gene FLT-1 ở mức mRNA có thể là một yếu tố giúp dự báo nguy cơ TSG – SG.
Từ khóa
Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền
Download
Cùng tác giả
- Lê Minh Tâm, Nguyễn Thị Kiều, Trần Thị Như Quỳnh, Cao Ngọc Thành, Hội chứng chuyển hóa ở nam giới các cặp vợ chồng vô sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 4 (2019)
- Nguyễn Đắc Nguyên, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu giá trị của các chỉ số siêu âm Doppler màu tinh hoàn nhằm đánh giá chất lượng tinh trùng , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 4 (2019)
- Nguyễn Viết Nhân, Cao Ngọc Thành, Hà Thị Minh Thi, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Võ Văn Đức, Trương Quang Vinh, Trần Mạnh Linh, Vai trò của tỷ số sFLT-1/ PLGF trong dự báo và chẩn đoán tiền sản giật , Tạp chí Phụ sản: Tập 13 Số 4 (2016)
- Lâm Đức Tâm, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Đánh giá kết quả điều trị tổn thương cổ tử cung bằng phương pháp áp lạnh tại Cần Thơ , Tạp chí Phụ sản: Tập 13 Số 4 (2016)
- Mai Đăng Hiếu, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Đặc điểm của siêu âm, nhũ ảnh và chọc hút tế bào kim nhỏ trong chẩn đoán u vú , Tạp chí Phụ sản: Tập 13 Số 4 (2016)
- Trương Quang Vinh, Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Võ Văn Đức, Nguyễn Viết Nhân, Trần Mạnh Linh, Huyết áp động mạch tại thời điểm 11 – 13 tuần 6 ngày ở các thai phụ phát triển tiền sản giật và giá trị dự báo , Tạp chí Phụ sản: Tập 14 Số 2 (2016)
- Hồ Thị Thanh Tâm, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Kích thích buồng trứng kép trong thụ tinh ống nghiệm: liệu có thể là một chiến lược mới cho bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém? , Tạp chí Phụ sản: Tập 14 Số 3 (2016)
- Trương Thị Linh Giang, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Giá trị của tỷ não rốn trong tiên lượng sức khỏe thai kỳ ở thai phụ tiền sản giật , Tạp chí Phụ sản: Tập 14 Số 3 (2016)
- Trần Thị Hoàn, Nguyễn Viết Nhân, Bạch Cẩm An, Hoàng Bảo Nhân, Hoàng Thị Liên Châu, Hoàng Thị Bích Ngọc, Hoàng Thị Kim Vân, Nguyễn Thị Hậu, Phương pháp đo độ bão hòa oxy qua da trong sàng lọc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 14 Số 3 (2016)
- Nguyễn Đình Phương Thảo, Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Đánh giá hiệu quả của estradiol trong điều trị rối loạn vận mạch và rối loạn tâm lý ở phụ nữ mãn kinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 14 Số 3 (2016)