Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá chỉ số MPI ở thai kỳ thai kém phát triển và xác định giá trị chỉ số MPI so với một số chỉ số Doppler khác trong tiên lượng kết cục thai kỳ thai kém phát triển;
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 74 sản phụ mang thai đơn thai ≥ 28 tuần được chẩn đoán theo dõi thai kém phát triển với ước lượng trọng lượng thai nhi trên siêu âm nhỏ hơn bách phân vị thứ 10 so với tuổi thai. Nhóm chứng bao gồm 121 sản phụ có tuổi thai ≥ 28 tuần với ước lượng trọng lượng thai nhi trên siêu âm lớn hơn bách phân vị thứ 10. Tất cả các thai nhi được thực hiện Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa, ống tĩnh mạch và chỉ số MPI.
Theo dõi và ghi nhận kết cục thai kỳ Kết quả: Nhóm có trọng lượng < 3rd và nhóm có trọng lượng từ 3rd – 10th có chỉ số MPI cao hơn so với nhóm chứng ( 0.67 ± 0.3 so với 0.45 ± 0.15 và 0.51 ± 0.12 so với 0.45 ± 0.15); MPI trung bình ở nhóm thai kém phát triển có bất thường Doppler động mạch rốn cao hơn so với nhóm thai kém phát triển có Doppler động mạch rốn bình thường và nhóm chứng; MPI trung bình của nhóm IUGR có kết cục thai kỳ bất thường cao hơn so với nhóm IUGR có kết cục bình thường ( 0.71 ± 0.30 so với 0.52 ± 0.18) và cao hơn so với nhóm chứng ( 0.45 ± 0.15); Để dự báo kết cục thai kỳ bất lợi, MPI có diện tích dưới đường cong ROC là 0.819, cao hơn so với AUC của PIUA, PI MCA, PI DV;
Kết luận: MPI tăng tỷ lệ thuận với mức độ nặng của thai kém phát triển. Đây là một chỉ số tiềm năng để dự báo kết cục thai kỳ bất lợi, biến đổi ngay cả trong giai đoạn sớm của thai kém phát triển, có khả năng cải thiện những kết cục nặng của thai kỳ
Từ khóa
Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền
Download
Cùng tác giả
- Nguyễn Đắc Nguyên, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Liệu GnRH agonist có thể thay thế hCG để gây phóng noãntrong chu kỳ thụ tinh nhân tạo? , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
- Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Lê Na, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Vai trò kẹp rốn muộn sau sinh dựa trên y học bằng chứng , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 4 (2018)
- Hồ Thị Thanh Tâm, Lê Minh Tâm, Lê Đình Dương, Trương Quang Vinh, Cao Ngọc Thành, Chức năng tình dục ở cặp vợ chồng vô sinh: liệu có mối quan hệ tương hỗ? , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
- Phạm Chí Kông, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm giải phẫu tinh hoàn với các thông số tinh dịch đồ ở bệnh nhân vô sinh nam , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Nguyễn Vũ Quốc Huy, Lê Minh Tâm, Ngô Viết Quỳnh Trâm, Trương Quang Vinh, Cao Ngọc Thành, Nghiên cứu tình hình nhiễm Human Papilloma Virus sinh dục ở phụ nữ tại tỉnh Thừa Thiên Huế , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Nguyễn Văn Tuấn, Lê Minh Toàn, Cao Ngọc Thành, Đánh giá hiệu quả giảm đau trong điều trị U LNMTC ở buồng trứng bằng phẫu thuật phối hợp với liệu pháp hỗ trợ chất đồng vận GnRH , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Lê Minh Tâm, Bùi Thị Thanh Hương, Cao Ngọc Thành, Khảo sát kiến thức, thái độ của phụ nữ về sinh sản và vô sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Nguyễn Mạnh Hoan, Cao Ngọc Thành, Sàng lọc trầm cảm sau sinh ở phụ nữ nhiễm HIV tại Việt Nam , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
- Nguyễn Hoàng Long, Hà Tố Nguyên, Võ Văn Đức, Báo cáo trường hợp: loạn sản trung mô bánh nhau , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
- Nguyễn Thị Lê Na, Hồ Thị Thanh Tâm, Lê Minh Tâm, Cao Ngọc Thành, Kiến thức, thái độ và mức độ phiền muộn của cặp vợ chồng vô sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 14 Số 4 (2017)