Hiệu quả của dual trigger (GnRH agonist + hCG liều thấp) trên kết cục IVF và dự phòng quá kích buồng trứng ở bệnh nhân đáp ứng cao với kích thích buồng trứng sử dụng phác đồ GnRH antagonist
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Lê, V. N. S., Lê, V. H., Phan, C. Q. T., & Nguyễn, P. Q. P. (2018). Hiệu quả của dual trigger (GnRH agonist + hCG liều thấp) trên kết cục IVF và dự phòng quá kích buồng trứng ở bệnh nhân đáp ứng cao với kích thích buồng trứng sử dụng phác đồ GnRH antagonist . Tạp Chí Phụ sản, 16(2), 120 - 127. https://doi.org/10.46755/vjog.2018.2.519

Tóm tắt

Giới thiệu: Sử dụng hCG truyền thống để khởi động trưởng thành noãn ở những bệnh nhân đáp ứng cao với kích thích buồng trứng tiềm ẩn nguy cơ quá kích buồng trứng. GnRHa trigger có thể gây ra một đỉnh LH đủ để gây trưởng thành noãn và dự phòng được nguy cơ quá kích buồng trứng nhưng lại gây suy hoàng thể bất thường dẫn đến giảm tỉ lệ có thai, từ đó đòi hỏi phải có một phác đồ hỗ trợ hoàng thể thích hợp. Một cách tiếp cận mới là sử dụng dual trigger bao gồm GnRHa phối hợp với hCG liều thấp để gây trưởng thành nang noãn, hạn chế quá kích buồng trứng nhưng vẫn duy trì được hoạt động hoàng thể để đảm bảo tỉ lệ có thai. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của dual trigger lên kết cục IVF và khả năng dự phòng quá kích buồng trứng của phác đồ dual trigger trên nhóm bệnh nhân đáp ứng cao với kích thích buồng trứng.

Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng trên 124 bệnh nhân đáp ứng cao với KTBT bằng phác đồ GnRH antagonist (10-18 nang noãn đường kính từ 14mm, E2 < 5000 pg/mL). 62 bệnh nhân được khởi động trưởng thành noãn với dual trigger và 62 bệnh nhân được khởi động trưởng thành noãn bằng hCG. Các bệnh nhân có nguy cơ cao với QKBT sẽ loại ra khỏi nhóm nghiên cứu.

Kết quả: Số MII, số phôi tốt, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ thai diễn tiến đều cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm dual trigger so với nhóm hCG. Không một trường hợp QKBT nào ghi nhận ở nhóm dual trigger trong khi 1 trường hợp QKBT vừa cần phải nhập viện ở nhóm hCG. 1 trường hợp trữ phôi toàn bộ (%) ở nhóm hCG do nguy cơ QKBT.

Kết luận:Dual trigger mang lại kết cục IVF tốt hơn so với hCG ở nhóm bệnh nhân đáp ứng cao với KTBT, đồng thời có khả năng dự phòng HCQKBT.

PDF

Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.

Cùng tác giả