Tình hình đẻ non và các phương pháp xử trí tại Khoa Đẻ Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Đào, T. H. T., & Nguyễn, M. T. (2018). Tình hình đẻ non và các phương pháp xử trí tại Khoa Đẻ Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương . Tạp Chí Phụ sản, 15(4), 36 - 40. https://doi.org/10.46755/vjog.2018.4.490

Tóm tắt

Đẻ non là một vấn đề lớn trong sản khoa. Hàng năm ước tính có khoảng 15 triệu trẻ em sinh non. Biến chứng đẻ non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Mục tiêu nghiên cứu: mô tả tỷ lệ đẻ non và các phương pháp xử trí đẻ non tại Khoa đẻ Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm 2015-2016.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Kết quả:Tỷ lệ đẻ non trong 2 năm 2015-2016 là 15,89%. Tỷ lệ đẻ đường âm đạo cao hơn đẻ mổ ở các nhóm tuổi thai 22 -< 28 tuần (p<0,001), 28-< 32 tuần (p=0,034), 32 -< 34 tuần (p=0,005), không có sự khác biệt về tỷ lệ này ở nhóm tuổi thai 34 -< 37 tuần (p>0,05). Trong nhóm đẻ đường âm đạo, đẻ thường chiếm 96,4%, đẻ forceps 3,6% (p<0,001). Trong các trường hợp ngôi vai, ngôi mông, mổ đẻ chiếm 94,6%, đẻ đường âm đạo chiếm 5,4%. Giữa 2 phương pháp: mổ đẻ giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh nhóm tuổi thai 22-<32 tuần so với đẻ đường âm đạo (p= 0,041), giảm tỷ lệ điểm Apgar < 7 sơ sinh phút thứ năm sau đẻ ở nhóm tuổi thai từ 22-< 32 tuần so vối đẻ đường âm đạo (p=0,032).

Kết luận: mổ đẻ làm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh và cải thiện chỉ số Appgar phút thứ 5 sau sinh ở nhóm tuổi thai từ 22 đến 32 tuần.

Từ khóa

Đẻ non, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, phương pháp xử trí.
PDF

Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.