Tóm tắt
U nguyên bào nuôi có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người phụ nữ, có thể di căn đến ở các cơ quan như não, gan phổi, khi các nhân di căn vỡ tỷ lệ tử vong rất cao. Mục tiêu nghiên cứu là khảo sát một số yếu tố nguy cơ ở chữa trứng diễn tiến thành u nguyên bào nuôi. Phương pháp nghiên cứu bệnh chứng, tiến hành trên 32 thai phụ được chẩn đoán u nguyên bào nuôi tại bệnh viện Trung Ương Huế và 76 thai phụ thai trứng không bị u nguyên bào nuôi. Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được kết quả: Độ tuổi trung bình là 24,7± 5,8. Tiền sử bị thai lưu ở nhóm u nguyên bào nuôi có tỷ lệ 28,1% ở nhóm không u nguyên bào nuôi là 10,5% với OR= 3,3; 95 % CI= 1,1- 9,6 (p<0,05). Tiền sử nạo thai sẩy thai, tiền sử chửa trứng ở nhóm u nguyên bào nuôi có tỷ lệ 15,6% và 28,1% và ở nhóm không u nguyên bào nuôi 10,5% và 9,2% với OR=1,5; 95% = 0,4-5,2; p>0,05 và OR=3,8; 95% CI = 1,2- 11,5; p<0,05. Nhiễm độc thai nghén ở nhóm u nguyên bào nuôi chiếm tỷ lệ 87,5% nhóm không u nguyên bào nuôi chiếm 1,3% với OR= 8,6; 95% CI= 2,7-27,0; p<0,05. Nang hoàng tuyến 2 bên nhóm u nguyên bào nuôi có tỷ lệ 84,4% nhóm không u nguyên bào nuôi chiếm 21,1% với OR= 20,2; 95% CI = 6,7-60,9 (p<0,05). Ở nhóm u nguyên bào nuôi thai phụ ≤20 hoặc ≥40 tuổi chiếm 37,5% nhóm không u nguyên bào nuôi thai phụ chiếm 82,9%; với OR= 2,9; 95% CI = 1,1-7,3 (p<0,05). Ở nhóm u nguyên bào nuôi nồng độ ß-hCG trước nạo ≥100.000 mUI/lít chiếm 96,9%; nhóm không u nguyên bào nuôi chiếm 77,8% với OR=8,8; 95%; CI = 1,1 -70,0; p<0,05. Quản lý và theo dõi tốt các thai phụ sau nạo thai trứng, chú ý nhóm có nguy cơ tiến triển thành u nguyên bào nuôi để có thái độ điều trị kịp thời, hạn chế di căn và tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân.Từ khóa
Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền
Download
Dữ liệu downlad không hiện hữu.
Cùng tác giả
- Võ Văn Đức, Mai Công Minh, Nguyễn Trần Thảo Nguyên Trương Quang Vinh, Lê Lam Hương, Nguyễn Thị Kim Anh, Trương Thị Linh Giang, Nguyễn Thị Diễm Thư, Nguyễn Viết Nhân, Hà Thị Minh Thi, Trần Tuấn Linh, Đoàn Hữu Nhật Bình, Đặng Thị Loan, Đặng Thị Phương, Đánh giá kết quả chọc hút ối làm QF-PCR ở các thai phụ có nguy cơ cao bất thường nhiễm sắc thể tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế , Tạp chí Phụ sản: Tập 16 Số 2 (2018)
- Lê Lam Hương, Nghiên cứu đặc điểm tế bào âm đạo ở phụ nữ sau cắt tử cung phần phụ , Tạp chí Phụ sản: Tập 10 Số 3 (2012)
- Nguyễn Hữu Tiến, Lê Lam Hương, Hiệu quả của atosiban trong điều trị dọa sinh non từ 28 đến 34 tuần , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
- Trần Nguyên Tuấn, Lê Lam Hương, Nghiên cứu trị số siêu âm Doppler động mạch rốn và động mạch não giữa thai nhi bình thường từ 38 đến 41 tuần , Tạp chí Phụ sản: Tập 15 Số 3 (2017)
- Võ Thị Vy Lộc, Lê Lam Hương, Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và kết quả điều trị dọa sẩy thai tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng , Tạp chí Phụ sản: Tập 14 Số 4 (2017)
- Lê Lam Hương, Nghiên cứu tình hình chuyển dạ ở sản phụ mang thai thiểu ối , Tạp chí Phụ sản: Tập 12 Số 3 (2014)