Nồng độ lactate dehydrogenase huyết thanh ở thai phụ tiền sản giật – sản giật và mối liên quan với mức độ nặng của bệnh, kết quả thai kỳ
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Cao, N. A., Trần, M. L., & Võ, V. Đức. (2017). Nồng độ lactate dehydrogenase huyết thanh ở thai phụ tiền sản giật – sản giật và mối liên quan với mức độ nặng của bệnh, kết quả thai kỳ . Tạp Chí Phụ sản, 15(3), 54 -. https://doi.org/10.46755/vjog.2017.3.414

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa nồng độ Lactate Dehydrogenase (LDH) huyết thanh mẹ với mức độ nặng và kết quả thai kỳ ở những thai phụ tiền sản giật – sản giật (TSG-SG).

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng trên 54 thai phụ bình thường và 54 thai phụ bị TSG – SG tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ 04/2015 đến 04/2016.

Kết quả nghiên cứu: Chỉ số LDH của nhóm TSG nặng (319,0 IU/L, 95% CI: 259,0 - 398,5) cao hơn nhóm TSG (192,0 IU/L, 95% CI: 179,0 - 225,0) và nhóm chứng (196,5 IU/L, 95% CI: 167,8 - 233,8), p < 0,0001. Có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về nồng độ LDH giữa nhóm TSG sớm và TSG muộn so với nhóm chứng, p = 0,006. Nồng độ LDH trong nhóm TSG có xuất hiện các biến chứng mẹ (403,0 IU/L, 95% CI: 306,2 - 958,5) cao hơn nhóm TSG không có biến chứng (208,5 IU/L, 95% CI: 189,6 - 251,8), p < 0,0001. Chưa thấy liên quan giữa nồng độ LDH huyết thanh mẹ và các biến chứng con và chỉ số Apgar sau sinh.

Kết luận: Nồng độ LDH tăng liên quan đến mức độ nặng của bệnh và sự xuất hiện các biến chứng ở thai phụ bị TSG. Tuy nhiên, chưa tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ LDH huyết thanh mẹ và chỉ số Apgar sau sinh cũng như các biến chứng con.

PDF

Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.

Cùng tác giả

1 2 > >>