Một số yếu tố nguy cơ xuất huyết trong não thất ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Hà, T. L., Lê, M. T., & Hoàng, T. V. (2024). Một số yếu tố nguy cơ xuất huyết trong não thất ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương . Tạp Chí Phụ sản, 22(4), 68-72. https://doi.org/10.46755/vjog.2024.4.1764

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ xuất huyết trong não thất (XHTNT) và nhận xét một số yếu tố nguy cơ xuất huyết trong não thất ở trẻ đẻ non.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 300 bệnh nhân đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 9/2023 đến tháng 3/2024.

Kết quả: Siêu âm thóp 300 bệnh nhân có 49 bệnh nhân xuất huyết trong não thất chiếm tỷ lệ 16,3%, Mức độ XHTNT độ 1: 59,2%, độ 2: 18,4%, độ 3: 12,2%, độ 4: 10,2%. Trẻ dưới 28 tuần thai (52,6%), trẻ dưới 1000 g (32,8%). Siêu âm thóp phát hiện 89,8% xuất huyết trong 7 ngày đầu. Tiêm steroid trước sinh giảm nguy cơ XHTNT (OR = 0,48, p = 0,043). Một số yếu tố tăng nguy cơ XHTNT: apgar < 7 điểm, tuổi thai < 32 tuần, cân nặng < 1500g,  hỗ trợ thở máy, hạ nhiệt độ, pH < 7,2, BE < -10, PaCO2 > 55 mmHg, bệnh màng trong, chảy máu phổi, nhiễm khuẩn sơ sinh, còn ống động mạch, tiêm bicarbonat. Phân tích đa biến: apgar < 7 điểm (OR = 7,5, p = 0,01), tuổi thai < 32 tuần (OR = 5,0; p = 0,02), hỗ trợ thở máy (OR = 8,7; p = 0,03), pH < 7,2 (OR = 13,2; p < 0,001), BE < -10 (OR = 13,1; p < 0,001), PaCO2 > 55 mmHg (OR = 3,2; p = 0,002), còn ống động mạch (OR = 3,2; p = 0,002) làm tăng nguy cơ xuất huyết trong não thất.

Kết luận: Tỷ lệ XHTNT ở trẻ đẻ non khá phổ biến 16,3%, đặc biệt ở trẻ đẻ non dưới 28 tuần và dưới 1000g. Tiêm steroid trước sinh giảm nguy cơ XHTNT. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ XHTNT. Phân tích đa biến: apgar < 7 điểm, tuổi thai < 32 tuần, hỗ trợ thở máy, pH < 7,2, BE < -10, PaCO2 > 55 mmHg, còn ống động mạch làm tăng nguy cơ XHTNT.

Từ khóa

xuất huyết trong não thất, non tháng, các yếu tố nguy cơ
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Papile LA, Burstein J, Burstein R, Koffler H. Incidence and evolution of subependymal and intraventricular hemorrhage: A study of infants with birth weights less than 1,500 gm. The Journal of Pediatrics. 1978 Apr; 92(4):529-34.
2. Vũ Thị Thu Nga. Mô tả một số yếu tố nguy cơ xuất huyết não màng não ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận án Thạc sĩ Trường Đại học Y Hà Nội; 2008.
3. Huỳnh Thị Tố Hảo. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng của xuất huyết não - màng não ở trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân dưới 15 ngày tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y học TP. HCM. 2012; 16.
4. Basiri B, Sabzehei MK, Shokouhi Solgi M, Khanlarzadeh E, Mosheiri M. The Frequency of Intraventricular Hemorrhage and its Risk Factors in Premature Neonates in a Hospital’s NICU. Iran J Child Neurol. 2021; 15(3):109-18.
5. Poryo M, Boeckh JC, Gortner L, Zemlin M, Duppré P, Ebrahimi-Fakhari D, et al. Ante-, peri- and postnatal factors associated with intraventricular hemorrhage in very premature infants. Early Hum Dev. 2018 Jan; 116:1-8.
6. Xu FL, Duan JJ, Zhang YH, Zhang XL, Guo JJ. [Risk factors for periventricular- intraventricular hemorrhage in premature infants treated with mechanical ventilation]. Zhongguo Dang Dai Er Ke Za Zhi. 2012 Nov; 14(11):838 41.
7. Al-Mouqdad MM, Abdelrahim A, Abdalgader AT, Alyaseen N, Khalil TM, Taha MY, et al. Risk factors for intraventricular hemorrhage in premature infants in the central region of Saudi Arabia. Int J Pediatr Adolesc Med. 2021 Jun; 8(2):76-81.
8. Adegoke S, Bankole K, Olugbemiga A, Tinuade O. Intraventricular hemorrhage in newborns weighing <1500 g: Epidemiology and short-term clinical outcome in a resource-poor setting. Ann Trop Med Public Health. 2014; 7(1):48.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.

Cùng tác giả