Đánh giá kết quả điều trị sa sinh dục bằng phương pháp phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, H., & Dương, M. H. (2024). Đánh giá kết quả điều trị sa sinh dục bằng phương pháp phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp Chí Phụ sản, 22(4), 93-96. https://doi.org/10.46755/vjog.2024.4.1744

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị sa sinh dục nữ bằng phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 56 bệnh nhân sa sinh dục độ II-IV được phẫu thuật nội soi treo tử cung/mỏm cắt vào mỏm nhô từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018.

Kết quả: Độ tuổi trung bình là 54 ± 8 tuổi. Số lần sinh qua đường âm đạo trung bình là 3,75 ± 0,36 lần, 87,5% sinh từ 3 lần trở lên. BMI trung bình 21,4 ± 2,6. Có 74,6% bệnh nhân đã mãn kinh. Phân loại độ sa POP-Q: 8,9% độ II, 85,7% độ III, và 5,4% độ IV. Thời gian phẫu thuật trung bình 140 ± 47,9 phút, lượng máu mất trung bình 57 ± 8,3 ml, và thời gian hậu phẫu 5,5 ± 1,3 ngày. Biến chứng gồm 5,4% chuyển mổ mở, 1,8% tổn thương bàng quang, 1,8% tổn thương niệu quản, 3,6% chảy máu. Không ghi nhận tụ dịch ổ bụng hay nhiễm trùng vết mổ.

Kết luận: Phẫu thuật nội soi treo tử cung/ mỏm cắt  vào mỏm nhô là phương pháp hiệu quả trong điều trị sa sinh dục.

Từ khóa

sa sàn chậu, sa sinh dục, cố định tử cung/ mỏm cắt vào mỏm nhô
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Ân, Võ Trọng Thanh Phong, Phạm Hữu Đoàn, Nguyễn Tế Kha, Nguyễn Ngọc Châu, Ngô Đại Hải, Phạm Phú Phát. Áp dụng phẫu thuật nội soi treo âm đạo vào mỏm nhô để điều trị sa sinh dục nặng. Tạp chí Y học TP.HCM. 2014, 18(1), 424-429.
2. Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phan Thị Nga, Văn Phụng Thống, Nguyễn Thị Vĩnh Thành, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Hồ Kỳ Thu Nguyệt, Nguyễn Bá Mỹ Ngọc. Đánh giá bước đầu hiệu quả và độ an toàn của phẫu thuật treo tử cung vào mỏm nhô xương qua nội soi ổ bụng trong điều trị sa tử cung tại bệnh viện Từ Dũ. Tạp chí Y học TP.HCM. 2011, 14(2), 89-95.
3. Jain N, Kamra J, Srinivas S. Laparoscopic Pectopexy Vs Sacrohysteropexy/Sacrocolpopexy in management of pelvic organ prolapse: a review of literature. Journal of Gynecology Obstetrics and Human Reproduction. 2020; 38(3):187-191.
4. Bacle J, Paptsoris AG, Bigot P et al. Laparoscopic promontofixation for pelvic organ prolapse: A 10-year single-center experience with 501 cases. International Journal of Urology. 2011, 18, 821-826.
5. Nezhat et al. Laparoscopic sacral colpopexy for vaginal vault prolapse. Obstetrics and Gynecology. 1994, 84(5), 885-888
6. Khan A, Jaleel R, Nasrullah FD. Sacrohysteropexy performed as uterus conserving surgery for pelvic organ prolapse: Review of case files. Pakistan Journal of Medical Sciences. 2016; 32(6):1231-1236.
7. Kaori Hoshino, Kazuaki Yoshimura, Kazuaki Nishimura, Toru Hachisuga. How to reduce the operative time of laparoscopic sacrocolpopexy, Gynecology and Minimally Invasive Therapy. 2017, 6, 17 – 19..
8. P. Panel, F. Soffray, E. Roussillon, C. Devins, M. Brouziyne, S. Abramowicz. Glue mesh fixation: Feasibility, tolerance, and complication assessment. Results 24 months after laparoscopic sacrocolpopexy. Journal of Gynecology Obstetrics and Human Reproduction. 2017, 44(6).
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.