Đặc điểm cận lâm sàng của thai phụ nhiễm COVID-19 tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. T. H., Đỗ, T. Đạt, & Phan, T. H. T. (2024). Đặc điểm cận lâm sàng của thai phụ nhiễm COVID-19 tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội . Tạp Chí Phụ sản, 22(1), 28-32. https://doi.org/10.46755/vjog.2024.1.1688

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm cận lâm sàng của thai phụ nhiễm COVID -19 điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và một số yếu  tố liên quan. 

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang lấy mẫu hồi cứu dựa vào thông tin bệnh án điện tử  của 1261 thai phụ nhiễm COVID-19 có tuổi thai từ 22 tuần trở lên nhập viện điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng  12/2021 đến tháng 04/2022. 

Kết quả: Phần lớn thai phụ không thiếu máu (81%) và có bạch cầu lympho giảm (58,5%), chỉ có 24,8% thai phụ có tăng bạch  cầu và giảm tiểu cầu chỉ chiếm tỷ lệ 20,5%. Phần lớn thai phụ nhiễm COVID-19 mức độ trung bình và nặng, có tăng CRP  (97,8% và 100%) và 100% thai phụ nhiễm COVID-19 có tăng D-Dimer. Hầu hết thai phụ nhiễm COVID-19 trung bình và nặng  có biểu hiện tổn thương phổi trên phim chụp X-quang (70,6% và 100%) trong khi 100% thai phụ mức độ nhẹ không có hoặc  biểu hiện tổn thương phổi rất ít trên phim chụp. 

Kết luận: Có mối liên quan giữa thiếu máu, tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, biến đổi CRP và tổn thương phổi trên phim  X-quang với mức độ nặng của bệnh. D-Dimer tăng được quan sát ở tất cả các thai phụ nhiễm COVID-19 nhưng không  chứng minh được mối liên quan với mức độ nặng của bệnh.

Từ khóa

cận lâm sàng, thai phụ, COVID-19
PDF

Tài liệu tham khảo

Connors, J. M. và Levy, J. H. (2020), "COVID-19 and its implications for thrombosis and anticoagulation", Blood. 135(23), tr. 2033-2040.
2. Djusad, S. và các cộng sự. (2022), "Determining laboratory parameters in pregnant women with severe COVID-19", SAGE Open Med. 10, tr. 20503121221132168.
3. Guan, W. J. và các cộng sự. (2020), "Clinical Characteristics of Coronavirus Disease 2019 in China", N Engl J Med. 382(18), tr. 1708-1720.
4. Korppi, M. (2004), "Non-specific host response markers in the differentiation between pneumococcal and viral pneumonia: what is the most accurate combination?", Pediatr Int. 46(5), tr. 545-50.
5. Pryshliak, O. Y. và các cộng sự. (2023), "Clinical and laboratory characteristics of COVID-19 in pregnant women", J Med Life. 16(5), tr. 766-772.
6. Vousden, N. và các cộng sự. (2021), "The incidence, characteristics and outcomes of pregnant women hospitalized with symptomatic and asymptomatic SARS-CoV-2 infection in the UK from March to September 2020: A national cohort study using the UK Obstetric Surveillance System (UKOSS)", PLoS One. 16(5), tr. e0251123.
7. Xu, P., Zhou, Q. và Xu, J. (2020), "Mechanism of thrombocytopenia in COVID-19 patients", Ann Hematol. 99(6), tr. 1205-1208.
8. WHO, MC (2021), WHO coronavirus (COVID-19) dashboard, chủ biên, World Health Organization.
9. Yasin, Rabab và Gouda, Walaa (2020), "Chest X-ray findings monitoring COVID-19 disease course and severity", Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine. 51(1), tr. 193.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.