So sánh kết quả nuôi cấy phôi sau thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) ở bệnh nhân mắc Hội chứng buồng trứng đa nang
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Đặng, T. H. N., & Lê, M. T. (2024). So sánh kết quả nuôi cấy phôi sau thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) ở bệnh nhân mắc Hội chứng buồng trứng đa nang . Tạp Chí Phụ sản, 22(1), 75-82. https://doi.org/10.46755/vjog.2024.1.1681

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh chất lượng phôi của các chu kỳ thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) và tiêm  tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) trên noãn chị em ở bệnh nhân mắc Hội chứng buồng trứng đa nang và có tinh trùng  bình thường. 

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện IVF/ICSI trên noãn chị em trên 50  cặp vợ chồng với người vợ mắc Hội chứng buồng trứng đa nang và người chồng có tinh trùng bình thường thực hiện thụ  tinh trong ống nghiệm bằng IVF và ICSI. Tế bào noãn chị em được chọn ngẫu nhiên để tiến hành thụ tinh bằng IVF hoặc  ICSI thông thường. Nghiên cứu tiến hành đánh giá tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi phân cắt và chất lượng phôi nang ở cả 2 nhóm. 

Kết quả: Nhóm thực hiện IVF có tỷ lệ phôi nang và tỷ lệ tạo phôi nang tốt vào ngày 5 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với  nhóm thực hiện ICSI (p = 0,018 và p = 0,028). Số hợp tử, số phôi ngày 2, số phôi tốt ngày 2, số phôi nang ngày 5, số phôi  nang tốt ngày 5, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ phôi phân cắt và tỷ lệ tạo phôi tốt ngày 2 giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa  thống kê. 

Kết luận: Tỷ lệ tạo phôi nang chất lượng cao hơn ở nhóm IVF so với nhóm thực hiện ICSI. ICSI không giúp cải thiện kết  quả thụ tinh trong ống nghiệm so với IVF ở những bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang và không do yếu tố  nam giới.

Từ khóa

IVF, ICSI, hội chứng buồng trứng đa nang, phôi nang, thụ tinh trong ống nghiệm, vô sinh
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Hwang JL, Seow KM, Lin YH, et al. IVF versus ICSI in sibling oocytes from patients with polycystic ovarian syndrome: A randomized controlled trial. Hum Reprod 2005;20(5).
2. Mansour RT, Abou-Setta AM, Kamal O. Assisted reproductive technology in Egypt, 2003-2004: Results generated from the Egyptian IVF registry. Middle East Fertil. Soc. J. 2011;16(1).
3. Ferraretti AP, Nygren K, Andersen AN, et al. Trends over 15 years in ART in Europe: An analysis of 6 million cycles. Hum Reprod Open 2017;2017(2).
4. Hershlag A, Paine T, Kvapil G, Feng H, Napolitano B. In vitro fertilization-intracytoplasmic sperm injection split: An insemination method to prevent fertilization failure. Fertil Steril 2002;77(2).
5. Boulet SL, Mehta A, Kissin DM, Warner L, Kawwass JF, Jamieson DJ. Trends in use of and reproductive outcomes associated with intracytoplasmic sperm injection. Obstet. Gynecol. Surv. 2015;70(5).
6. Gozlan I, Dor A, Farber B, Meirow D, Feinstein S, Levron J. Comparing intracytoplasmic sperm injection and in vitro fertilization in patients with single oocyte retrieval. Fertil Steril 2007;87(3).
7. Kim HH, Bundorf MK, Behr B, McCallum SW. Use and outcomes of intracytoplasmic sperm injection for non-male factor infertility. Fertil Steril 2007;88(3).
8. Bosch E, Espinós JJ, Fabregues F, et al. ALWAYS ICSI? A SWOT analysis. J. Assist. Reprod. Genet. 2020;37(9).
9. Li Z, Wang AY, Bowman M, et al. ICSI does not increase the cumulative live birth rate in non-male factor infertility. Hum Reprod 2018;33(7).
10. Sunderam S, Boulet SL, Kawwass JF, Kissin DM. Comparing fertilization rates from intracytoplasmic sperm injection to conventional in vitro fertilization among women of advanced age with non−male factor infertility: a meta-analysis. Fertil Steril 2020;113(2).
11. Davies MJ, Moore VM, Willson KJ, et al. Reproductive Technologies and the Risk of Birth Defects. N Engl J Med 2012;366(19).
12. Teede HJ, Tay CT, Laven JJE, et al. Recommendations From the 2023 International Evidence-based Guideline for the Assessment and Management of Polycystic Ovary Syndrome. J Clin Endocrinol Metab 2023;108(10).
13. Zhang J, Fan P, Liu H, Bai H, Wang Y, Zhang F. Apolipoprotein A-I and B levels, dyslipidemia and metabolic syndrome in south-west Chinese women with PCOS. Hum Reprod 2012;27(8).
14. Nagy ZP, Varghese AC AA 2018. A Textbook of Current and Emerging Methods and Devices Second. 2018. 2018,
15. Amiri M, Bidhendi Yarandi R, Nahidi F, Tohidi M, Ramezani Tehrani F. The relationship between clinical and biochemical characteristics and quality of life in patients with polycystic ovary syndrome. Clin Endocrinol (Oxf) 2019;90(1).
16. Gholinezhad M, Gholsorkhtabaramiri M, Esmaeilzadeh S, Ghanbarpour A. Insulin resistance and adverse metabolic profile in overweight/obese and normal weight of young women with polycystic ovary syndrome. Casp J Intern Med 2018;9(3).
17. Nguyễn TTT, Nguyễn VT, Võ VC, Lê MT. Nghiên cứu chất lượng phôi nang thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng sau trữ lạnh bằng thủy tinh hoá. Tạp chí Phụ sản 2023;21(2).
18. Nguyen Van T, Nguyen Thi Thai T, Cao Ngoc T, Minh T Le. BLASTOCYST CULTURE IN IN-VITRO FERTILIZATION IN WOMEN WITH POLYCYSTIC OVARY SYNDROME. J Med Pharm 2021;
19. Papale L, Fiorentino A, Montag M, Tomasi G. The zygote. Hum Reprod 2012;27(SUPPL .1):22–49.
20. Eftekhar M, Mohammadian F, Yousefnejad F, Molaei B, Aflatoonian A. Comparison of conventional IVF versus ICSI in non-male factor, normoresponder patients. Int J Reprod Biomed 2012;10(2).
21. Speyer B, O’Neill H, Saab W, et al. In assisted reproduction by IVF or ICSI, the rate at which embryos develop to the blastocyst stage is influenced by the fertilization method used: a split IVF/ICSI study. J Assist Reprod Genet 2019;36(4).
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.