Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá giá trị tiên lượng băng huyết sau sinh sớm ở phụ nữ mang thai sinh đường âm đạo dựa vào các mô hình kết hợp CMQCC, AWHONN và ACOG.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập hồi cứu trên 1.655 sản phụ (trong tổng số 9.706 sản phụ) đến sinh tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2022, thoả mãn tiêu chuẩn chọn bệnh: 1) Sản phụ mang thai có tuổi thai từ 22 tuần 0 ngày trở lên tính theo kinh cuối cùng hoặc dự kiến sinh theo siêu âm, theo dõi nội trú; 2) Chuyển dạ tự nhiên hoặc khởi phát chuyển dạ và kết thúc bằng sinh đường âm đạo gồm sinh thường hoặc sinh thủ thuật. Thu thập các yếu tố tiền sử, lâm sàng và cận lâm sàng, đánh giá và sắp xếp sản phụ vào phân tầng nguy cơ theo ba bộ công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG với 2 khoảng thời gian: 1) T1 là từ khi nhập viện theo dõi sinh và cho đến kết thúc sổ thai (giai đoạn hai của chuyển dạ); 2) T2 là từ khi sau sổ thai và tính đến 1 giờ sau sinh. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.0 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
Kết quả: Đa số sản phụ trong nghiên cứu có độ tuổi từ 20 tuổi đến 34 tuổi. Sản phụ sinh con so, đơn thai, chuyển dạ tự nhiên và sinh thường với tuổi thai từ 38 - 42 tuần chiếm đa số. Cân nặng trung bình của trẻ sau sinh là 3118,1 ± 434,6 gram. Băng huyết sau sinh sớm chiếm tỷ lệ 2,8%. Phân tầng nguy cơ băng huyết sau sinh: 1) Tại thời điểm T1, theo các bộ công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG: Phần lớn các sản phụ thuộc nhóm nguy cơ thấp, lần lượt là 93,0%, 90,1% và 93,6%; 2) Tại thời điểm T2, theo bộ công cụ CMQCC và ACOG: Nhóm nguy cơ thấp chiếm tỷ lệ cao nhất (87,6% và 88,1%), theo bộ công cụ AWHONN: Nhóm nguy cơ trung bình có tỷ lệ cao nhất (78,6%). Bộ 3 công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG đều cho kết quả giá trị tiên đoán âm tính cao (trên 97,0% ở T1 và trên 99,5% ở T2) và khả năng cần truyền máu sau sinh (trên 91% ở T1 và 80% ở T2).
Kết luận: Cả ba bộ công cụ CMQCC, AWHONN và ACOG đều cho kết quả giá trị tiên đoán âm tính cao ở hai thời điểm trước và sau sinh, giúp loại trừ phần lớn trường hợp ít có khả năng băng huyết sau sinh sớm và khả năng cần truyền máu sau sinh để tập trung nguồn lực theo dõi nhóm các sản phụ có yếu tố nguy cơ cao hơn.
Tài liệu tham khảo
2. Casanova R., Chuang A., Goepfert A. R., et al. Beckmann and Ling's Obstetrics and Gynecology 8th Edition. Wolters Kluwer; 2018. p. 317 - 34.
3. Bộ Y tế. Niên giám Thống kê y tế: Nhà xuất bản Y học Hà Nội; 2018.
4. Escobar M. F., Nassar A. H., Theron G., et al. FIGO recommendations on the management of postpartum hemorrhage 2022. International Journal of Gynecology & Obstetrics. 2022;157:3 - 50.
5. Pinheiro A., Pacagnella R., Cecatti J., et al. Postpartum Hemorrhage: New Insights for Definition and Diagnosis. Obstetric Anesthesia Digest. 2019;39:67.
6. Hacker F. M., Phillips J. M., Lemon L., et al. 816 Comparative analysis of obstetric hemorrhage risk prediction tools. American Journal of Obstetrics & Gynecology. 2021;224(2):S508.
7. Wu E., Jolley J., Hargrove B. A., et al. Implementation of an Obstetric Hemorrhage Risk Assessment: Validation and Evaluation of Its Impact on Pretransfusion Testing and Hemorrhage Outcomes. The journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine. 2014;28(1):71 - 6.
8. Movva V. C., Bringman J., Young A., et al. Comparison of three antepartum risk assessment tools to predict significant postpartum hemorrhage in livebirths. Transfusion. 2023;63(5):1005 - 10.
9. Ruppel H., Liu V., Gupta N., et al. Validation of Postpartum Hemorrhage Admission Risk Factor Stratification in a Large Obstetrics Population. American Journal of Perinatology. 2020;38.
10. Mian D., Tijani F., Angoi V., et al. Surgical Management of Postpartum Hemorrhage at Cocody University Hospital in the De Facto Capital City of Ivory Coast. Clinical and Experimental Obstetrics & Gynecology. 2023;50:140.
11. Nguyễn Công Tuấn, Phạm Thị Thanh Hiền. Nghiên cứu xử trí chảy máu sau đẻ đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Y học Cộng đồng. 2020;Tập 60:150 - 5.
12. Trịnh Thị Băng Tâm. Nghiên cứu tình hình băng huyết sau sinh và một số yếu tố nguy cơ [Luận văn Thạc sỹ y học của Bác sĩ nội trú]: Trường Đại học Y Dược Huế; 2019.
13. Zheng F., Wen H., Shil L., et al. Incidence of postpartum hemorrhage based on the improved combined method in evaluating blood loss: A retrospective cohort study. PLoS ONE. 2023;18(7):e0289271.
14. Ahmadzia H. K., Phillips J. M., Kleiman R., et al. Hemorrhage Risk Assessment on Admission: Utility for Prediction of Maternal Morbidity. Am J Perinatol. 2021;38(11):1126 - 33.
15. Dilla A. J., Waters J. H., Yazer M. H. Clinical validation of risk stratification criteria for peripartum hemorrhage. Obstetrics and Gynecology. 2013;122(1):120 - 6.
16. Ghose I., Wiley R. L., Ciomperlik H. N., et al. Association of Adverse Outcomes with Three-Tiered Risk Assessment Tool for Obstetric Hemorrhage. American Journal of Obstetrics & Gynecology MFM. 2023.
17. Kawakita T., Mokhtari N., Huang J. C., et al. Evaluation of Risk-assessment Tools for severe postpartum hemorrhage in women undergoing cesarean delivery. Obstetrics and gynecology. 2019;134(6):1308 - 16.
18. Zheutlin A. B., Vieira L., Shewcraft R., et al. Improving postpartum hemorrhage risk prediction using longitudinal electronic medical records. Journal of the American Medical Informatics Association. 2021;29(2):296 - 305.
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>
Download
Cùng tác giả
- Trần Doãn Tú, Nguyễn Vũ Quốc Huy, So sánh chỉ số Copenhagen với chỉ số ROMA trong dự báo tiền phẫu ung thư buồng trứng , Tạp chí Phụ sản: Tập 18 Số 3 (2020): Hội nghị Sản Phụ khoa toàn quốc năm 2020