Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chẩn đoán trước sinh thai nhẹ cân góp phần làm giảm nguy cơ tử vong chu sinh và phát hiện thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Hiện nay, siêu âm đo các chỉ số sinh trắc và ước lượng trọng lượng thai là công cụ chủ yếu để chẩn đoán thai nhẹ cân. Vấn đề then chốt trong chẩn đoán trước sinh thai nhẹ cân là tìm ra bảng tham chiếu chuẩn phát triển của thai nhi phù hợp với quần thể.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả chẩn đoán thai nhẹ cân và một số kết cục thai kỳ bất lợi theo bảng tham chiếu chuẩn phát triển của Intergrowth-21st và Hadlock 1991.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 174 thai phụ có EFW < BPV 10 so với tuổi thai theo bảng tham chiếu Intergrowth-21st hoặc Hadlock tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 06/2022 đến tháng 06/2023.
Kết quả nghiên cứu: Trong chẩn đoán thai nhẹ cân, bảng tham chiếu Hadlock có độ nhạy cao hơn không có ý nghĩa thống kê so với Intergrowth-21st (84,1% so với 74,6%, p = 0,06); độ đặc hiệu của bảng tham chiếu Intergrowth-21st cao hơn không có ý nghĩa so với Hadlock (25% so với 10,4%, p = 0,06). Trong tiên lượng kết cục thai kỳ bất lợi,độ nhạy của bảng tham chiếu Hadlock cao hơn Intergrowth-21st không có ý nghĩa thống kê (Kết cục bất lợi chung: 90,3% so với 74,2%; Hỗ trợ hô hấp: 87,5% so với 75%; Theo dõi tại Nhi sơ sinh: 87,5% so với 75%; Thời gian nằm viện kéo dài: 90% so với 70%) nhưng độ đặc hiệu thì thấp hơn có ý nghĩa thông kê (Kết cục bất lợi chung: 15,4% so với 25,2%; Hỗ trợ hô hấp: 14,6% so với 25,3%; Theo dõi tại Nhi sơ sinh: 14,7% so với 25,3%; Thời gian nằm viện kéo dài: 14,6% so với 25%).
Kết luận: Bảng tham chiếu Intergrowth-21st có giá trị tương đương so với Hadlock trong chẩn đoán thai nhẹ cân nhưng có độ đặc hiệu cao hơn trong tiên lượng các kết cục thai kì bất lợi.
Từ khóa
Tài liệu tham khảo
2. American CoO, Gynecologists. ACOG Practice Bulletin No. 204: fetal growth restriction. Obstetrics and gynecology. 2019;133(2):e97-e109.
3. Katz J, Wu LA, Mullany LC, Coles CL, Lee AC, Kozuki N, et al. Prevalence of small-for-gestational-age and its mortality risk varies by choice of birth-weight-for-gestation reference population. PloS one. 2014;9(3):e92074.
4. Hadlock FP, Harrist RB, Martinez-Poyer J. In utero analysis of fetal growth: a sonographic weight standard. Radiology. 1991;181(1):129-33.
5. Papageorghiou AT, Ohuma EO, Gravett MG, Hirst J, da Silveira MF, Lambert A, et al. International standards for symphysis-fundal height based on serial measurements from the Fetal Growth Longitudinal Study of the INTERGROWTH-21st Project: prospective cohort study in eight countries. BMJ (Clinical research ed). 2016;355:i5662.
6. Hadlock FP, Harrist RB, Sharman RS, Deter RL, Park SK. Estimation of fetal weight with the use of head, body, and femur measurements--a prospective study. American journal of obstetrics and gynecology. 1985;151(3):333-7.
7. Ngô Thanh Hà, Nguyễn Đình Vũ. Vai trò các bảng sinh trắc học thai nhi trong tầm soát thai nhỏ trong tử cung. Tạp chí Phụ sản. 2020;18(3):9-13.
8. Nwabuobi C, Odibo L, Camisasca-Lopina H, Leavitt K, Tuuli M, Odibo AO. Comparing INTERGROWTH-21st Century and Hadlock growth standards to predict small for gestational age and short-term neonatal outcomes. The journal of maternal-fetal & neonatal medicine : the official journal of the European Association of Perinatal Medicine, the Federation of Asia and Oceania Perinatal Societies, the International Society of Perinatal Obstet. 2020;33(11):1906-12.
9. Sovio U, Smith GCS. Comparison of estimated fetal weight percentiles near term for predicting extremes of birthweight percentile. American journal of obstetrics and gynecology. 2021;224(3):292.e1-.e19.
10. Kabiri D, Romero R, Gudicha DW, Hernandez-Andrade E, Pacora P, Benshalom-Tirosh N, et al. Prediction of adverse perinatal outcome by fetal biometry: comparison of customized and population-based standards. Ultrasound in obstetrics & gynecology : the official journal of the International Society of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology. 2020;55(2):177-88.
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>
Download
Cùng tác giả
- Dương Văn Sang, Cao Ngọc Thành, Lê Minh Tâm, Chất lượng tinh trùng của nam giới ở các cặp vợ chồng vô sinh và một số yếu tố liên quan , Tạp chí Phụ sản: Tập 19 Số 1 (2021)
- Nguyễn Tuyết Trinh, Cao Ngọc Thành, Kết quả dự phòng sinh non bằng vòng nâng cổ tử cung ở thai phụ mang đơn thai từ 14 - 32 tuần , Tạp chí Phụ sản: Tập 21 Số 2 (2023): Số Đặc Biệt Chào Mừng Hội Nghị Sản Khoa Phụ Khoa Toàn Quốc 2023
- Lê Minh Tâm, Võ Văn Chính, Cao Ngọc Thành, Ảnh hưởng của phân mảnh DNA tinh trùng đến kết quả hỗ trợ sinh sản và sẩy thai liên tiếp , Tạp chí Phụ sản: Tập 21 Số 2 (2023): Số Đặc Biệt Chào Mừng Hội Nghị Sản Khoa Phụ Khoa Toàn Quốc 2023
- Huỳnh Thị Như Ngọc, Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và kết cục thai kì ở những thai phụ có thai to tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế , Tạp chí Phụ sản: Tập 21 Số 3 (2023)
- Hoàng Trọng Nam, Cao Ngọc Thành, Trương Quang Vinh, Thắt động mạch tử cung trong phẫu thuật nội soi cắt tử cung: nghiên cứu tổng hợp y văn và phân tích gộp , Tạp chí Phụ sản: Tập 21 Số 4-5 (2023): Số đặc biệt chào mừng Hội nghị Sản Phụ Khoa Miền Trung - Tây Nguyên mở rộng lần X, năm 2023