Nghiên cứu sự thay đổi nội tiết sinh sản trong các thể bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ vô sinh
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. K. Q., Lô, H. L., Nguyễn, Đắc N., & Lê, M. T. (2023). Nghiên cứu sự thay đổi nội tiết sinh sản trong các thể bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ vô sinh. Tạp Chí Phụ sản, 21(4-5), 101-107. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.4-5.1648

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi nội tiết sinh sản trong các thể bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ở phụ nữ vô sinh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên những bệnh nhân có u LNMTC đến khám tại Trung tâm Nội tiết - Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ 1/2019 đến 9/2023.

Kết quả: Qua nghiên cứu 94 phụ nữ vô sinh có lạc nội mạc tử cung, ghi nhận 43,6% phụ nữ mắc LNMTC ở buồng trứng, 31,9% mắc lạc tuyến cơ tử cung và còn lại mắc đồng thời có cả hai thể. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ LH và CA-125 giữa các thể LNMTC (p < 0,05) trong đó giá trị nồng độ LH và CA-125 cao hơn ở thể phối hợp cả hai thể LNMTC. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các khoảng giá trị của FSH, LH trong từng thể LNMTC (p < 0,05) trong đó các thể bệnh LNMTC đa số có nồng độ FSH trong khoảng 5 - 12 UI/L (lần lượt là 83.3%, 87.8% và 52.2%), trong thể chỉ có LNMTC tại BT, 73.2% thuộc nhóm nồng độ LH cao (≥ 5 UI/l) trong khi 2 nhóm còn lại tỷ lệ giữa nhóm có nồng độ LH cao và thấp là tương đương.

Kết luận: Giá trị nồng độ LH, FSH, và CA-125 cao hơn ở thể phối hợp cả hai thể LNMTC. Không có sự khác biệt về các chỉ số thể hiện chức năng sinh sản khác như AMH ở các thể lạc nội mạc tử cung.

Từ khóa

lạc nội mạc tử cung, nội tiết sinh sản, vô sinh
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Hà, N.T.T., N.Đ. Hinh, and N.D. Ánh, Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của Anti-Mullerian Hormone sau mổ nội soi bóc nang lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng. Tạp chí Phụ sản, 2017. 15(1): p. 63-68.
2. Toner, J.P. and D.B. Seifer, Why we may abandon basal follicle-stimulating hormone testing: a sea change in determining ovarian reserve using antimullerian hormone. Fertil Steril, 2013. 99(7): p. 1825-30.
3. Hưng, N.Đ. and N.Đ. Nguyên, Nghiên cứu đặc điểm u lạc nội mạc tử cung buồng trứng ở các trường hợp vô sinh. Tạp chí Phụ sản, 2020. 18(4): p. 41-47.
4. Bourdon, M., et al., Focal adenomyosis is associated with primary infertility. Fertility and Sterility, 2020. 114(6): p. 1271-1277.
5. Serdar E Bulun, B.D.Y., Christia Sison, Kaoru Miyazaki, Lia Bernardi, Shimeng Liu, Amanda Kohlmeier, Ping Yin, Magdy Milad, JianJun Wei, Endometriosis,, Endometriosis Endocrine Reviews, August 2019. 40(4): p. 1048–1079.
6. Horne, A.W. and S.A. Missmer, Pathophysiology, diagnosis, and management of endometriosis. BMJ, 2022. 379: p. e070750.
7. Nguyễn Minh Nhật, Nghiên cứu đặc điểm nội tiết và một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân vô sinh có lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng. Luận văn bác sĩ nội trú Trường Đại Học Y Dược Huế, 2016.
8. Tsolakidis, D., et al., The impact on ovarian reserve after laparoscopic ovarian cystectomy versus three-stage management in patients with endometriomas: a prospective randomized study. Fertility and sterility, 2010. 94(1): p. 71-77.
9. Georgievska, J., S. Sapunov, S. Cekovska, and K. Vasilevska, Ovarian reserve after laparoscopic treatment of unilateral ovarian endometrioma. Acta Informatica Medica, 2014. 22(6): p. 371.
10. Evans, M.B. and A.H. Decherney, Fertility and endometriosis. Clinical obstetrics and gynecology, 2017. 60(3): p. 497-502.
11. Ibrjam, I., G. Veleva, G. Karagjozova, and S. Ivanov, Endometriosis Fertility Index. Akusherstvo i ginekologiia, 2016. 55: p. 5-10.
12. Zegers-Hochschild, F., et al., The international committee for monitoring assisted reproductive technology (ICMART) and the world health organization (WHO) revised glossary on ART terminology, 2009. Human reproduction, 2009. 24(11): p. 2683-2687.
13. Vinh, T.Đ., Đánh giá hiệu quả điều trị lạc nội mạc tử cung bằng phẫu thuật nội soi. Tạp chí Phụ sản, 2012. 10(3): p. 167-176.
14. Đặng, h.h., h. lê, and đ.â. hoàng, nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm, hình ảnh cộng hưởng từ của lạc nội mạc trong cơ tử cung. tạp chí y học việt nam, 2021. 506(2).
15. Hào, P.H.H. and N.T.T. Trang, Điều trị phẫu thuật u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. Tạp chí Phụ sản, 2018. 16(1): p. 111-116.
16. Minh, Đ.T.P., et al., Một số yếu tố tiên lượng lạc nội mạc tử cung tái phát. Tạp chí Phụ sản, 2012. 10(3): p. 162-166.
17. Tuấn, N.V., Nghiên cứu kết quả điều trị u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng bằng phẫu thuật phối hợp với liệu pháp hỗ trợ chất đồng vận GnRH. Luận án Tiến sĩ y học. Trường Đại Học Y Dược Huế, 2012.
18. Yu, Y., et al., Ultrasound-guided percutaneous microwave ablation for adenomyosis: efficacy of treatment and effect on ovarian function. Scientific Reports, 2015. 5(1): p. 10034.
19. Bhat, R.G., et al., Laparoscopic cystectomy of endometrioma: Good surgical technique does not adversely affect ovarian reserve. Journal of human reproductive sciences, 2014. 7(2): p. 125.
20. SINH, V., Nguyên nhân và một số yếu tố liên quan vô sinh thứ phát ở nữ giới.
21. Pedachenko, N., et al., Serum anti-Mullerian hormone, prolactin and estradiol concentrations in infertile women with endometriosis. Gynecological Endocrinology, 2021. 37(2): p. 162-165.
22. Châu, H.T.L., et al., Kết quả điều trị u lạc nội mạc tử cung tái phát tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Phụ sản, 2016. 14(2): p. 62-66.
23. Hiếu, P.V., P.T.M. Phương, and H.H.T.K. Huệ, Nghiên cứu nồng độ ca125 trong bệnh lạc nội mạc tử cung bằng kỹ thuật điện hóa phát quang. Tạp chí Phụ sản, 2016. 14(3): p. 106-109.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.