Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ rối loạn niệu dục ở phụ nữ mãn kinh huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng năm 2023 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến rối loạn niệu dục.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 196 phụ nữ đã mãn kinh tự nhiên được phỏng vấn và thăm khám tại 04 trạm Y tế của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng trong tháng 8 năm 2023. Nghiên cứu được tiến hành thông qua khám phụ khoa và phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu theo phiếu điều tra nhằm khảo sát tỷ lệ rối loạn niệu dục và tìm hiểu một số yếu tố liên quan.
Kết quả: Tỷ lệ rối loạn niệu dục ở phụ nữ mãn kinh: són tiểu gắng sức chiếm tỷ lệ cao nhất trong các triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở phụ nữ mãn kinh (56,1%), tiếp đến là tiểu gấp (33,2%), tiểu đêm ≥ 3 lần chiếm 23%, tiểu rắt 23%, són tiểu thường xuyên và tiểu khó chiếm tỷ lệ 20,4% và thấp nhất là tiểu nhiều lần chiếm 8,7%. Sinh hoạt tình dục giảm chiếm tỷ lệ cao nhất trong các triệu chứng niệu dục ở phụ nữ mãn kinh (69,9%), âm đạo khô chiếm tỷ lệ cao trong các triệu chứng thiểu dưỡng âm đạo (54,1%), tiếp đến là âm đạo xung huyết dạng mảng/chấm chiếm 47,4%, cảm giác bỏng rát âm đạo 37,1%, không còn sinh hoạt tình dục 36,7%, giao hợp đau 28,2% và thấp nhất là âm đạo rỉ máu chiếm 10,7%. Có mối liên quan giữa thời gian mãn kinh với tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu khó, són tiểu gắng sức, són tiểu thường xuyên và liên quan giữa pH âm đạo với tiểu rắt. Có mối liên quan giữa âm đạo xung huyết dạng mảng/chấm, không còn sinh hoạt tình dục, âm đạo khô, giao hợp đau và sinh hoạt tình dục giảm với thời gian mãn kinh.
Kết luận: Tình trạng rối loạn niệu dục ở phụ nữ mãn kinh chiếm tỷ lệ cao và có mối liên quan giữa pH âm đạo với tình trạng rối loạn niệu dục, giữa thời gian mãn kinh với rối loạn niệu dục.
Tài liệu tham khảo
[2]. Sarmento A, Costa A, Baptista P.V et al (2021), “Genitourinary Syndrome of Menopause: Epidemiology, Physiopathology, Clinical Manifestation and Diagnostic”, Front Reprod Health, 3, doi: 10.3389/frph.2021.779398.
[3]. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2012), “Mãn kinh”, Nội tiết sinh sản, NXB Y học, tr.201 – 227.
[4]. Tổng cục Thống kê (2020), Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, NXB Thống kê.
[5]. Nguyễn Đình Phương Thảo, Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2017), Nghiên cứu các rối loạn chức năng ở phụ nữ mãn kinh tại thành phố Huế và hiệu quả của một số biện pháp điều trị, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế, tr.74-75.
[6]. Sun X, Zhang R, Wang L et al (2021), “Association Between Parity and the Age at Menopause ang Menopausal Syndrome in Northwest China”, Journal of Public Health, 33(1), pp.60-66.
[7]. Zhu D, Chung H.F, Pandeya N et al, Body mass index and age at natural menopause: an international pooled analysis of 11 prospective studies, European Journal of Epidemiology, 2018; 33(8): 699–710.
[8]. Baber R.J, panay N (2016), “2016 IMS Recommendations on women/s midlife health and menopause hormon therapy”, Climacteric, 19(2), p.p. 109-150.
[9]. Kim H.K, Kang S.Y, Chung Y.J et al (2015), « The Recent Review of the Genitourinary Syndrome of Menopause”, J Menopause Med, 21(1), p.p.65-71.
[10]. Angelou K, Grigoriadis T, Diakosavvas M et al (2020), “The Genitourinary Syndrome of Menopause: An Overview of the Recent Data”, Cureus,12(4), e.7586, doi: 10.7759/cureus.7586.
[11]. Waetjan L.E, Crawford S.L, Chang P.Y et al, Factors associated with developing vaginal dryness symptoms in women transitioning through menopause: a longitudinal study, Menopause, 2018;25(10): 1094-1104.
[12]. Kagan R, Spadt K.S, Parish S.J, Practical Treatment Considerations in the Management of Genitourinary Syndrom of Menopause, Drugs Aging, 2019;36(10): 897-908.
[13]. Scavello, Maseroli, Di Stasi et al, Sexual Health in Menopause, Medicina, 2019;55(9): 559.
[14]. Shardell M, Gravitt P, Burke A.E et al, Association of Vaginal Microbiota With Signs and Symptoms of the Genitourinary Syndrome of Menopause Across Reproductive Stages, J Gerontol A Biol Sci Med Sci, 2021;76(9): 1542-1550.
[15]. Thinkhamrop J, Lumbiganon P, Thongkrajai P et al (1999), “Vaginal fluid pH as a screening test for vaginitis”, International Journal of Gynecology & Obstetrics, 66, p.p.143-148.
[16]. Taher Y.A, Emhemed H.M, Tawati A.M, Menopausal age, related factors and climacteric symptoms in Libyan women, Climacteric, 2013; 16: 179-184.
[17]. Moral E, Delgado J. L, Carmona F et al, Genitourinary syndrome of menopause. Prevalence and quality of life in Spanish postmenopausal women, The GENISSE study, 2018; 21(2): 167-173.
[18]. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Mãn kinh, Nội tiết sinh sản, NXB Y học, 2012: 201 – 227.
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>
Download
Cùng tác giả
- Nguyễn Đình Phương Thảo, Lư Thị Thu Huyền, Nghiên cứu tình hình thiếu máu và thiếu Ferritin ở phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng , Tạp chí Phụ sản: Tập 20 Số 2 (2022)