Nhiễm trùng tầng sinh môn trong sinh ngã âm đạo không sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Hùng Vương
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Ngô, T. T. T., Phan, T. H., Nguyễn, V. H., Huỳnh, N. P., Hồ, T. X. N., & Vương, T. N. L. (2023). Nhiễm trùng tầng sinh môn trong sinh ngã âm đạo không sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Hùng Vương . Tạp Chí Phụ sản, 21(4-5), 57-62. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.4-5.1637

Tóm tắt

Mục tiêu:  Xác định tỷ lệ nhiễm trùng, các biến chứng khác của tầng sinh môn và một số yếu tố liên quan.

Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên 1.051 bà mẹ có tổn thương tầng sinh môn độ 1,2 khi sinh ngả âm đạo tại Bệnh viện Hùng Vương không sử dụng kháng sinh trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2022. Đánh giá các triệu chứng của nhiễm trùng tầng sinh môn theo tiêu chuẩn CDC và các biến chứng khác của tầng sinh môn như hở, tiết dịch, sung đỏ và đau vào ngày 3 và ngày 9 sau sinh.

Kết quả: Nhiễm trùng tầng sinh môn sau sinh 9 ngày là 1,62%. Những biến chứng khác của tầng sinh môn như tiết dịch, hở vết thương, sưng nề chiếm tỉ lệ lần lượt là 1,93%; 2,8%; và 3,29%. Cắt tầng sinh môn và đái đường trong thai kỳ là các yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng tầng sinh môn với aOR = 13,79; 95%CI:1,67-114,04 và aOR = 4,24; 95% CI:1,61-11,74. Cắt tầng sinh môn và sinh forceps là các yếu tố liên quan đến các biến chứng khác của tầng sinh môn với aOR lần lượt là 7,92 và 4,2.

Kết luận: Nhiễm trùng và các biến chứng khác của tầng sinh môn sau sinh ngả âm đạo không sử dụng kháng sinh có tỷ lệ thấp. Cần giảm cắt tầng sinh môn thường quy và tăng cường giữ tầng sinh môn bằng tay. Quan tâm hơn đến các bà mẹ có đái đường trong mang thai và sinh forceps để giảm tỉ lệ nhiễm trùng và các biến chứng khác của tầng sinh môn.

Từ khóa

nhiễm trùng TSM, tổn thương TSM độ 1,2, không kháng sinh, biến chứng
PDF

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Antimicrobial resistance: Global Report on Surveillance2014.
2. World Health Organization. Recommendations: Intrapartum care for a positive childbirth experience. Geneva: Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK513809/. World Health Organization; 2018. 2018.
3. Julie VS, Nancy VE. No. 247-Antibiotic Prophylaxis in Obstetric Procedures. Journal of Obstetrics and Gynaecology Canada. 2017;39(9):e293-e9.
4. Bộ Y tế. Quyết định số 4620/QĐ-BYT ngày 25/11/2009 về Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản: Cắt và khâu tầng sinh môn. 2009.
5. Bộ Y tế. Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015 về Hướng dẫn sử dụng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh trong dự phòng sản khoa. 2015.
6. Salmanov AG, Voitok TG, Maidannyk IV, Vdovychenko SY, Chorna O, Marushchenko YL, et al. Episiotomy infections in the puerperium and antimicrobial resistance of responsible pathogens in Ukraine. Wiad Lek. 2020;73(11):2325-31.
7. Larsson PG, Platz-Christensen JJ, Bergman B, Wallstersson G. Advantage or disadvantage of episiotomy compared with spontaneous perineal laceration. Gynecol Obstet Invest. 1991;31(4):213-6.
8. Fouelifack FY, Eko FE, Ko AC, Fouedjio JH, Mbu RE. [Treatment of perineal wounds during the post partum period: evaluation of whether or not antibiotic should be systematically prescribed]. Pan Afr Med J. 2017;28:144.
9. Axelsson D, Brynhildsen J, Blomberg M. Postpartum infection in relation to maternal characteristics, obstetric interventions and complications. J Perinat Med. 2018;46(3):271-8.
10. Mohamed NA, Hanafy MM, Mahmoud NE. Effect of post episiotomy antibiotics on maternal infectious morbidity (clinical trial). Journal of Recent Advances in Medicine. 2022;3(1):31-7.
11. Knight M, Chiocchia V, Partlett C, Rivero-Arias O, Hua X, Hinshaw K, et al. Prophylactic antibiotics in the prevention of infection after operative vaginal delivery (ANODE): a multicentre randomised controlled trial. Lancet. 2019;393(10189):2395-403.
12. Tandon AN, Dalal AR. A Randomized, Open-labelled, Interventional Study to Evaluate the Incidence of Infection with or Without Use of Prophylactic Antibiotics in Patients of Episiotomy in a Normal Vaginal Delivery. J Obstet Gynaecol India. 2018;68(4):294-9.
13. Tharpe N. Postpregnancy genital tract and wound infections. J Midwifery Womens Health. 2008;53(3):236-46.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.

Cùng tác giả