Thực trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở thai phụ ối vỡ non tuổi thai từ 22 - 34 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. H., Đỗ, T. Đạt, Bùi, Đình T., Nguyễn, P. S., & Hoàng, Q. H. (2023). Thực trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở thai phụ ối vỡ non tuổi thai từ 22 - 34 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Tạp Chí Phụ sản, 21(4-5), 63-68. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.4-5.1631

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và phân tích một số yếu tố liên quan với nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở thai phụ ối vỡ non tuổi thai từ 22 - 34 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 75 thai phụ được chẩn đoán ối vỡ non có tuổi thai từ 22 - 34 tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, từ tháng 8/2021 đến tháng 10/2022. Chẩn đoán thai kỳ mang GBS dựa vào nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn bằng mẫu dịch âm đạo.

Kết quả: Nhóm tuổi 22 - 34 chiếm tỉ lệ cao nhất 66,7%. Tỉ lệ thai phụ có ối vỡ non nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B là 16,0%. Tỉ lệ bệnh nhân GBS (+) có khí hư là 66,7%, bạch cầu tăng là 33,3%, CRP tăng là 16,7%, 33,3% không có triệu chứng của viêm đường sinh dục dưới.

Kết luận: Không thấy có sự liên quan giữa tuổi thai phụ, nghề nghiệp, tiền sử sản khoa, tiền sử viêm nhiễm phụ khoa cũng như thói quen vệ sinh với nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B.

Từ khóa

liên cầu khuẩn nhóm B, ối vỡ non
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Ahmadzia HK và Heine RP (2014), " Diagnosis and management of group B streptococcus in pregnancy", Obstet Gynecol Clin North Am, 41(4), tr. 629-647.
2. Trần Quang Hanh (2020), Nghiên cứu thực trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai và hiệu quả điều trị bằng kháng sinh trong chuyển dạ phòng lây truyền sang con tại bệnh viện Sản nhi Nghệ An 2018-2019, , Luận văn Tiến sĩ Y học, Viện Sốt rét-kí sinh trùng Trung ương.
3. Nguyễn Thị Vĩnh Thành và Ngô Thị Kim Phụng (2009), "Tỷ lệ thai phụ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B tại bệnh viện Từ Dũ", Tạp chí Y học TP.HCM, tr. 82-86.
4. Nguyễn Thị Kim Anh và cs (2020), "Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số đặc điểm liên quan ở phụ nữ mang thai ba tháng cuối", Tạp chí Phụ sản 18(2), tr. 23-29.
5. Nguyễn Thị Từ Vân và Bùi Thị Thu Hương (2013), "Tỷ lệ Streptococcos nhóm B âm đạo-trực tràng trên thai kì sinh non và một số yếu tố liên quan", Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 17(3).
6. Hồ Ngọc Sơn và Vũ Thị Nhung (2017), "Tỷ lệ nhiễm Streptococcos nhóm B âm đạo-trực tràng ở phụ nữ mang thai 35-37 tuần tại bệnh viện đa khoa khu vực Nam Bình Thuận", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 21(1).
7. Jichang chen và et al (2018), "Group B streptococcal colonization in mothers and infants in western China: Prevalences and risk factors", BMC Infectious Diseases.
8. Mubashir Ahmad Khan và et al (2015), "Maternal colonization of group B streptococcus: Prevalence, associated factors and antimicrobial resistance", Annals of Saudi Medicine, 35(6), tr. 423-427.
9. Edwards JM (2019), "Group B Streptococcus (GBS) Colonization and Disease among Pregnant Women: A Historical Cohort Study", Infect Dis Obstet Gynecol.
10. Shelby M. Kleweis (2015), "Maternal Obesity and Rectovaginal Group B Streptococcus Colonization at Term", Infectious Diseases in Obstetrics and Gynecology, 230(3), tr. 123-135.
11. Lucia Matsiane Lekala và et al (2015), "Risk Factors Associated with Group B Streptococcus Colonization and Their Effect on Pregnancy Outcome", Journal of Gynecology and Obstetrics, 3(6), tr. 121-128.
12. Lê Thị Ngân Tâm và Nguyễn Duy Tài (2016), "Tỷ lệ nhiễm Streptococcos nhóm B âm đạo-trực tràng và các yếu tố liên quan trên thaai phụ 35-37 tuần tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh.
13. Darabi R, Tadi S và Mohit M (2017), "The prevalence and risk factors of group B streptococcus colonization in Iranian pregnant women.", Electron Physician, 9(5), tr. 4399-4404.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.