Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ đẻ non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. H., Nguyễn, T. T., Nguyễn, T. D., Nguyễn, P. S., Cao, T. Q. A., & Hoàng, Q. H. (2023). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ đẻ non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan. Tạp Chí Phụ sản, 21(4-5), 69-74. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.4-5.1630

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét một số yếu tố liên quan của sản phụ đẻ non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2021 - 2022.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 155 sản phụ đẻ non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2022.

Kết quả và kết luận: Sản phụ có biểu hiện kết hợp nhiều triệu chứng: Đau bụng kèm ra máu hoặc ra nước hoặc ra dịch âm đạo khi vào viện chiếm tỷ lệ cao nhất (67,1%). Sản phụ có cổ tử cung mở 1 - < 3 cm khi vào viện chiếm tỷ lệ cao nhất (49,7%). Sản phụ có tình trạng thiểu ối chiếm 29%. Sản phụ có nhiễm khuẩn tiết niệu khi vào viện chiếm tỷ lệ cao là 63,2%. Một số yếu tố liên quan đến đẻ non là: tuổi thai mà sản phụ dừng làm việc và số lần khám thai, với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Từ khóa

đẻ non, yếu tố liên quan, làm việc, khám thai
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), "Dọa đẻ non và đẻ non", Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr. 111 - 114.
2. Nguyễn Thị Hồng, Lục Thị Xuân, Nguyễn Thị Giang và cộng sự (2022), "Tình hình kết quả sinh non tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020", Tạp chí Phụ sản, 20(3), tr. 50 - 54.
3. Nguyễn Thị Minh Thanh (2019), "Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đẻ non tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội", Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Phùng Văn Thuyết (2019), "Nhận xét tình hình đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019", Khóa luận tốt nghiệp ngành y đa khoa - Khoa Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 1 - 71.
5. Innocent B. Mboya, Michael J. Mahande, Joseph Obure, et al (2021), "Predictors of singleton preterm birth using multinomial regression models accounting for missing data: A birth registry-based cohort study in northern Tanzania", PLoS ONE, 16(4), pp. 1 - 23.
6. Mariana Buen, Eliana Amaral, Renato T. Souza, et al (2020), "Maternal Work and Spontaneous Preterm Birth: A Multicenter Observational Study in Brazil", Scientific Reports, 10(9684), pp. 1 - 10.
7. World Health Organization (WHO) (2023), Preterm birth, Online: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/preterm-birth#:~:text=Overview, ngày 05/08/2023.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.