Nghiên cứu hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng Propess tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Thái, B., Đinh, T. H., Cao, X. T., Bùi, Đức T., & Nguyễn, N. T. T. (2023). Nghiên cứu hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng Propess tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang . Tạp Chí Phụ sản, 21(4-5), 75-81. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.4-5.1629

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng Propess đặt âm đạo ở thai kỳ trưởng thành.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang gồm 79 thai kỳ trưởng thành, có chỉ định khởi phát chuyển dạ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang từ tháng 5/2022 đến tháng 8/2023 với đánh giá cổ tử cung bằng thang điểm Bishop. Thai kì trưởng thành có chỉ định khởi phát chuyển dạ khi điểm Bishop ≤ 5 điểm và không có chống chỉ định sinh đường âm đạo.

Kết quả: Tuổi thai trung bình ở nhóm thai phụ khởi phát chuyển dạ là 39,7 ± 1,1 tuần với tỉ lệ thai kỳ con so chiếm 77,2%. Chỉ định khởi phát chuyển dạ do thai quá ngày dự sinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 38%. Chỉ số Bishop trong 24 giờ đặt thuốc tăng lên so với trước khi đặt thuốc là 6,7 điểm. Tỉ lệ khởi phát chuyển dạ thành công ở thai kỳ trưởng thành có chỉ định khởi phát chuyển dạ là 88,6%. Khởi phát chuyển dạ đến pha tích cực là 86,1%. Tỉ lệ khởi phát chuyển dạ thành công sinh đường âm đạo là 62% tổng mẫu nghiên cứu. Tỉ lệ sản phụ sinh đường âm đạo trong vòng 12 giờ sau đặt Propess là 53,0%. Trong số 30/79 ca mổ lấy thai, chỉ định phẫu thuật vì cổ tử cung không tiến triển chiếm tỉ lệ cao nhất là 53,3%. Đa số các trường hợp khởi phát chuyển dạ bằng Propess đặt âm đạo đều không có tác dụng phụ nghiêm trọng và tai biến.

Kết luận: Khởi phát chuyển dạ bằng Propess đặt âm đạo là một phương pháp khởi phát chuyển dạ bằng thuốc an toàn và hiệu quả cao, ít tai biến.

Từ khóa

chỉ số Bishop, khởi phát chuyển dạ, Propess
PDF

Tài liệu tham khảo

[1] Martin JA, Hamilton BE, Osterman MJ, et al. Births: final data for 2013. National vital statistics reports: from the Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Health Statistics, National Vital Statistics System. Nat Vital Statist Rep. 2015;64(1):1–65.
[2] WHO WHO recommendations for induction of Labour. Vol. 1. Geneva, Switzerland: WHO; 2011. p. 19–19.
[3] Martin JA, Hamilton BE, Sutton PD, et al. Births: final data for 2008. Natl Vital Stat Rep Centers Dis Contr Prev Natl Center Health Stat Natl Vital Stat Syst. 2010;59(1):3–71.
[4] Vogel JP, Souza JP, Gulmezoglu AM. Patterns and outcomes of induction of labour in Africa and Asia: a secondary analysis of the WHO global survey on maternal and neonatal health. PLoS One. 2013; 8(6):e65612.
[5] Vahratian A, Zhang JJ, Troendle JF, et al. Labor progression and risk of cesarean delivery in electively induced nulliparas. Obstet Gynecol. 2005;105(4): 698–704.
[6] Aghideh FK, Mullin PM, Ingles S, et al. A comparison of obstetrical outcomes with labor induction agents used at term. J Matern Fetal Neonatal Med. 2014;27(6):592–596.
[7] Church S, Van Meter A, Whitfield R. Dinoprostone compared with misoprostol for cervical ripening for induction of labor at term. J Midwif Womens Health. 2009;54(5):405–411.
[8] Thomas J, Fairclough A, Kavanagh J, et al. Vaginal prostaglandin (PGE2 and PGF2a) for induction of labour at term. Cochrane Database Syst Rev. 2014;(6):CD003101. doi: 10.1002/14651858.CD003101. pub3
[9] Justus Hofmeyr G. Induction of labour with an unfavourable cervix. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol. 2003;17(5):777–794.
[10] Zeng X, Zhang Y, Tian Q, et al. Efficiency of dinoprostone insert for cervical ripening and induction of labor in women of full-term pregnancy compared with dinoprostone gel: a meta-analysis. Drug Discov Ther. 2015;9(3):165–172.
[11] Witter FR, Rocco LE, Johnson TR. A randomized trial of prostaglandin E2 in a controlled-release vaginal pessary for cervical ripening at term. Am J Obstet Gynecol. 1992;166(3):830–834.
[12] Rayburn WF, Wapner RJ, Barss VA, et al. An intravaginal controlled-release prostaglandin E2 pessary for cervical ripening and initiation of labor at term. Obstet Gynecol. 1992;79(3):374–379.
[13] Chen W, Zhou Y, Pu X, et al. Evaluation of Propess outcomes for cervical ripening and induction of labour in full-term pregnancy. J Obstet Gynaecol. 2014;34(3):255–258.
[14] Phạm Chí Kong, Bùi Thị Viễn Phương. Nghiên cứu hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng Propess đặt âm đạo. Tạp chí Phụ sản. 2021;19(01):38-47.
[15] Nguyễn Quỳnh Trang. Đánh giá hiệu quả khởi phát chuyển dạ bằng Propess tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. 2021; Đại học Y Hà Nội: 58.
[16] Vũ Văn Tâm. Khởi phát chuyển dạ: Cập nhật phương pháp sử dụng Prostaglandin E2 tại Bệnh viện Hải Phòng. Hội nghị Sản phụ khoa toàn quốc mở rộng. 2019.
[17] F. Gary Cunningham (2014), “Induction and Augmentation of labor”. Williams Obstetrics 24th edition 2014, The McGraw- ill, pp 523-531.
[18] Kandemir* Omer, Dede Hulya, Yalvac Serdar, Aldemir Oya, Yirci Bulent, Yerebasmaz Neslihan and Esin Sertac, “The Effect of Parity on Labor Induction with Prostaglandin E2 Analogue (Dinoprostone): An Evaluation of 2090 Cases”, Journal of pregnancy and Child Health. 2015; 2(2): 35-40.
[19] Dương Mỹ Linh. Kết quả khởi phát chuyển dạ bằng Dinoprostone trên thai phụ có chỉ định chấm dứt thai kì. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;529(08):334-338.
[20] Vũ Văn Vinh. Nghiên cứu hiệu quả khởi phát chuyển dạ của Prostaglandin E2 trên những thai phụ thiểu ối tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Y khoa. 2012; Đại học Y Hà Nội:79
[21] Nguyễn Bá Mỹ Ngọc. So sánh hiệu quả khởi phát chuyển dạ của prostaglandin E2 và ống thông Foley ở thai ≥37 tuần thiểu ối. Luận án Chuyên Khoa cấp II. 2014; Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh:82
[22] Lê Quang Hòa, Đặng Đức Nhu, Nguyễn Thị Thơm. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khởi phát của dạ của Prostaglandin E2 đối với thai quá dự kiến sinh. Tạp chí Phụ Sản. 2014;12(04):47-9.
[23] Đỗ Thị Minh Nguyệt. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sang và kết quả khởi phát chuyển dạ bằng dinoprostone ở sản phụ có chỉ định chấm dứt thai kỳ tại bệnh viện phụ sản thành phố cần thơ năm 2019. Hội nghị khoa học công nghệ. 2020; 48-56.
[24] Nguyễn Mạnh Trí, Trần Ngọc Đính. Tổng kết 1211 trường hợp khởi phát chuyển dạ của Cerviprime đối nhiều chỉ định khác nhau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 6/2010 – 12/2011. Tạp chí Phụ Sản. 2014;12(04):50-2
[25] Warke HS, Saraogi RM, Sanjwalla SM. Prostaglandin E2 gel In ripening of cervix in induction of labour. J Postgrad Med. 1999;45(4):105-9
[26] Zhao L, Lin Y, Jiang TT, Wang L, Li M, Wang Y, et al. Vaginal delivery among women who underwent labor induction with vaginal dinoprostone (PGE2) insert: a retrospective study of 1656 women in China. The journal of maternal-fetal & neonatal medicine : the official journal of the European Association of Perinatal Medicine, the Federation of Asia and Oceania Perinatal Societies, the International Society of Perinatal Obstet. 2019;32(10):1721-7
[27] Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Tăng Thường Bản. Hiệu quả của propess làm chín mùi cổ tử cung và khởi phát chuyển dạ trên thai đủ trưởng thành tại bệnh viện hùng vương. Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh. 2021;25(01):238-243
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.