Nghiên cứu ảnh hưởng của u xơ tử cung đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Võ, T. N. Ánh, & Lê, M. T. (2023). Nghiên cứu ảnh hưởng của u xơ tử cung đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm. Tạp Chí Phụ sản, 21(4-5), 114-120. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.4-5.1628

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng của u xơ tử cung đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 91 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm ở bệnh nhân vô sinh có u xơ tử cung và 182 chu kỳ ở nhóm chứng tại Trung tâm Nội tiết Sinh sản và Vô sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 5/2021 đến tháng 6/2023.

Kết quả: Nhóm u xơ tử cung có tỷ lệ làm tổ (27,47% so với 40,29%, p = 0,022), tỷ lệ thai lâm sàng (35,2% so với 49,5%, p = 0,025), tỷ lệ thai diễn tiến (30,8% so với 43,4%, p = 0,044) thấp hơn so với nhóm chứng. Tuy nhiên không có sự khác biệt về tỷ lệ sẩy thai giữa hai nhóm. U xơ tử cung trong cơ và u xơ tử cung dưới niêm mạc có tỷ lệ làm tổ (25,69% và 12,96%) và tỷ lệ thai lâm sàng (31,2% và 22,2%) thấp hơn nhóm chứng (p < 0,05), tuy nhiên u xơ tử cung dưới thanh mạc không ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm. U xơ tử cung có đường kính lớn nhất ≥ 3 cm làm giảm tỷ lệ thai lâm sàng, trong khi những khối u có kích thước < 3 cm không ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm.

Kết luận: U xơ tử cung làm giảm tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ thai diễn tiến ở bệnh nhân vô sinh điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. U xơ tử cung dưới niêm mạc và u xơ tử cung trong cơ, các khối u có kích thước ≥ 3 cm làm giảm tỷ lệ thai lâm sàng, tuy nhiên u xơ tử cung dưới thanh mạc, các khối u kích thước < 3 cm không ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong trong ống nghiệm.

Từ khóa

u xơ tử cung, vô sinh, thụ tinh trong ống nghiệm
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Salman T, Davis C. Uterine fibroids, management and effect on fertility. Current opinion in obstetrics & gynecology. 2010;22(4):295-303.
2. Okolo S. Incidence, aetiology and epidemiology of uterine fibroids. Best practice & research Clinical obstetrics & gynaecology. 2008;22(4):571-88.
3. Baird DD, Dunson DB, Hill MC, Cousins D, Schectman JM. High cumulative incidence of uterine leiomyoma in black and white women: ultrasound evidence. Am J Obstet Gynecol. 2003;188(1):100-7.
4. Donnez J JP. What are the implications o myomas on infertility? A need or a debate? Human Reprod. 2002;17(6):1424.
5. Tâm LM. Các vấn đề trọng yếu trong hỗ trợ sinh sản: Nhà xuất bản Y học; 2022.
6. Practice Committee of American Society for Reproductive Medicine in collaboration with Society of Reproductive S. Myomas and reproductive function. Fertil Steril. 2008;90(5 Suppl):S125-30.
7. Rackow BW AA. Fibroids and in-vitro fertilization: which comes first? Current opinion in obstetrics & gynecology. 2005;17(3):225-31.
8. Khalaf Y, Ross C, El-Toukhy T, Hart R, Seed P, Braude P. The effect of small intramural uterine fibroids on the cumulative outcome of assisted conception. Human reproduction. 2006;21(10):2640-4.
9. Vimercati A. SM, Lorusso F., et al. Do uterine fibroids affect IVF outcomes? Reprod Biomed Online. 2007;15(6):686–91.
10. Yan L, Yu Q, Zhang YN, Guo Z, Li Z, Niu J, et al. Effect of type 3 intramural fibroids on in vitro fertilization-intracytoplasmic sperm injection outcomes: a retrospective cohort study. Fertil Steril. 2018;109(5):817-22 e2.
11. Bai X, Lin Y, Chen Y, Ma C. The impact of FIGO type 3 fibroids on in-vitro fertilization outcomes: A nested retrospective case-control study. European journal of obstetrics, gynecology, and reproductive biology. 2020;247:176-80.
12. Christopoulos G, Vlismas A, Salim R, Islam R, Trew G, Lavery S. Fibroids that do not distort the uterine cavity and IVF success rates: an observational study using extensive matching criteria. BJOG : an international journal of obstetrics and gynaecology. 2017;124(4):615-21.
13. Behbehani S, Polesello S, Hasson J, Silver J, Son WY, Dahan M. The Effect of Intramural Myomas Without an Intracavity Component on In Vitro Fertilization Outcomes in Single Fresh Blastocyst Transfer Cycles. Journal of minimally invasive gynecology. 2018;25(7):1241-8.
14. Pritts EA, Parker WH, Olive DL. Fibroids and infertility: an updated systematic review of the evidence. Fertil Steril. 2009;91(4):1215-23.
15. Hartmann KE, Velez Edwards DR, Savitz DA, Jonsson-Funk ML, Wu P, Sundermann AC, et al. Prospective Cohort Study of Uterine Fibroids and Miscarriage Risk. Am J Epidemiol. 2017;186(10):1140-8.
16. Rikhraj K, Tan J, Taskin O, Albert AY, Yong P, Bedaiwy MA. The Impact of Noncavity-Distorting Intramural Fibroids on Live Birth Rate in In Vitro Fertilization Cycles: A Systematic Review and Meta-Analysis. Journal of women's health. 2020;29(2):210-9.
17. Wang X, Chen L, Wang H, Li Q, Liu X, Qi H. The Impact of Noncavity-Distorting Intramural Fibroids on the Efficacy of In Vitro Fertilization-Embryo Transfer: An Updated Meta-Analysis. BioMed research international. 2018;2018:8924703.
18. Oliveira FG, Abdelmassih VG, Diamond MP, Dozortsev D, Melo NR, Abdelmassih R. Impact of subserosal and intramural uterine fibroids that do not distort the endometrial cavity on the outcome of in vitro fertilization-intracytoplasmic sperm injection. Fertil Steril. 2004;81(3):582-7.
19. Erden M, Uyanik E, Polat M, Ozbek IY, Yarali H, Mumusoglu S. The effect of ≤6 cm sized noncavity-distorting intramural fibroids on in vitro fertilization outcomes: a systematic review and meta-analysis. Fertil Steril. 2023;119(6):996-1007.
20. Verkauf BS. Myomectomy for fertility enhancement and preservation. Fertil Steril. 1992;58(1):1-15.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.