Thực trạng rối loạn ham muốn, hưng phấn trên 1.039 phụ nữ đến khám hiếm muộn tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phan, T. B. T., Nguyễn, A. T., Lê, T. T. H., Nguyễn, T. H. T., & Phạm, T. M. H. (2023). Thực trạng rối loạn ham muốn, hưng phấn trên 1.039 phụ nữ đến khám hiếm muộn tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Tạp Chí Phụ sản, 21(3), 80-86. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.3.1620

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng rối loạn chức năng ham muốn, hưng phấn ở phụ nữ đến khám hiếm muộn tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội và một số yếu tố liên quan. 

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1.039 phụ nữ đến khám hiếm muộn tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội từ 01/12/2022 đến 30/03/2023.     

Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 30,9 ± 5,3. Tỷ lệ đối tượng rối loạn ham muốn tình dục là 34%; rối loạn hưng phấn 28,3%. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy các yếu tố tăng nguy cơ rối loạn ham muốn tình dục và hưng phấn là tuổi từ 31- 40 tuổi, tiền sử bệnh nội khoa, chu kì kinh dưới 25 ngày, cảm thấy căng thẳng/áp lực khi chung sống với đối tác; Quan hệ tình dục (QHTD) lần đầu dưới 22 tuổi; không QHTD trong 4 tuần qua; sợ đau, lo lắng, e ngại về hình ảnh cơ thể khi QHTD; yếu tố rất ít khi hoặc không trao đổi với đối tác về các vấn đề liên quan đến QHTD; và không hài lòng với đời sống tình dục.

Kết luận: Có đến 1/3 phụ nữ hiếm muộn bị rối loạn ham muốn và hưng phấn tình dục. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này, do đó sàng lọc sớm và can thiệp kịp thời là cần thiết cho nhóm đối tượng này.

Từ khóa

rối loạn ham muốn, hưng phấn, phụ nữ hiếm muộn, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Seyedeh Zahra Masoumi, Farideh Kazemi, Behnaz Nejati, et al. (2017), "Effect of sexual counseling on marital satisfaction of pregnant women referring to health centers in Malayer (Iran): An educational randomized experimental study", Electronic physician, 9(1), p. 3598.
2. Hồ Thị Thanh Tâm (2022), Nghiên cứu tỷ lệ rối loạn tình dục và các yếu tố liên quan ở cặp vợ chồng vô sinh, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y dược Huế.
3. Francesco Lotti và Mario Maggi (2018), "Sexual dysfunction and male infertility", Nature Reviews Urology, 15(5), p. 287-307.
4. Carolina R de Mendonca, Jalsi T Arruda, Matias Noll, et al. (2017), "Sexual dysfunction in infertile women: A systematic review and meta-analysis", European Journal of Obstetrics Gynecology Reproductive Biology 215, p. 153-163.
5. Sang Hoon Song, Hyewon Jeon, Soo Woong Kim, et al. (2008), "The prevalence and risk factors of female sexual dysfunction in young Korean women: an internet-based survey", The journal of sexual medicine, 5(7), p. 1694-1701.
6. Seong Yi Kim, Myoung-Hee Kim, Ichiro Kawachi, et al. (2011), "Comparative epidemiology of suicide in South Korea and Japan: effects of age, gender and suicide methods".
7. Tse Yeun Tan, Matthew Sie Kuei Lau, Seong Feei Loh, et al. (2014), "Female ageing and reproductive outcome in assisted reproduction cycles", J Singapore medical journal, 55(6), p. 305.
8. Ewa Szuster, Paulina Kostrzewska, Anna Pawlikowska, et al. (2021), "Mental and sexual health of Polish women of reproductive age during the COVID-19 pandemic–an online survey", Sexual Medicine, 9(4), p. 100367-100367.
9. William H Masters, Virginia E Johnson (1966), "Human sexual response".
10. Rosemary Basson (2000), "The female sexual response: A different model", J Journal of Sex Marital Therapy 26(1), p. 51-65.
11. Rosemary Basson (2001), "Using a different model for female sexual response to address women's problematic low sexual desire", J Journal of sex marital therapy, 27(5), p. 395-403.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.