Mối tương quan giữa khoảng thời gian chờ từ phẫu thuật nội soi buồng tử cung cắt đốt polyp đến khi bắt đầu chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi trữ và tỷ lệ thai diễn tiến sau chuyển phôi trữ
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Lê, K. T., Pham, D. T., Hồ , N. A. V., Bùi, C. T., Nguyễn, V. H., & Vương, T. N. L. (2023). Mối tương quan giữa khoảng thời gian chờ từ phẫu thuật nội soi buồng tử cung cắt đốt polyp đến khi bắt đầu chuẩn bị nội mạc tử cung chuyển phôi trữ và tỷ lệ thai diễn tiến sau chuyển phôi trữ . Tạp Chí Phụ sản, 21(3), 67-73. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.3.1618

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát mối liên quan giữa trì hoãn chuyển phôi trữ sau khi thực hiện nội soi buồng tử cung và kết quả thai.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được tiến hành tại Bệnh viện Mỹ Đức, từ 01/2016 đến 06/2019. Phụ nữ từ 18 - 45 tuổi, điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, có nội soi buồng tử cung cắt polyp trước khi chuyển phôi trữ, chuẩn bị nội mạc tử cung bằng phác đồ nội tiết ngoại sinh và chuyển phôi giai đoạn phân chia được nhận vào nghiên cứu. Bệnh nhân được chia thành hai nhóm dựa vào độ dài khoảng thời gian từ sau khi nội soi buồng tử cung đến khi bắt đầu chuẩn bị nội mạc tử cung để chuyển phôi trữ: nhóm trì hoãn và không trì hoãn. Kết cục chính của nghiên cứu là tỷ lệ thai diễn tiến.

                 


Kết quả: Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về các đặc điểm nền, BMI, AMH. Có trung bình 1,8 ± 0,4 polyp với kích thước trung bình 8,1 ± 3,3 mm đã được cắt. Số lượng và chất lượng phôi chuyển, độ dày nội mạc tử cung khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Thời gian từ khi nội soi buồng tử cung đến khi bắt đầu chuẩn bị nội mạc tử cung trung bình ở nhóm A là 6,4 ± 3,5 ngày và ở nhóm B là 68,2 ± 63,4 ngày. Tỷ lệ thai diễn tiến sau chuyển phôi trữ ở nhóm A là 52/201 (25,9%) và ở nhóm B là 84/221 (38,0%) (Khác biệt tuyệt đối 12,1, khoảng tin cậy 95% 2,9 - 21,4, p = 0,01). Phân tích dưới nhóm cho thấy trì hoãn chuyển phôi ≤ 2 chu kỳ kinh cho tỷ lệ thai diễn tiến cao hơn khi so sánh với nhóm không trì hoãn (OR = 2,08, khoảng tin cậy 95% 1,09 - 3,95, p = 0,025). Phân tích hồi quy đơn biến và đa biến cho thấy tuổi (OR = 0,93, khoảng tin cậy 95% 0,88 - 0,97, p = 0,001) và trì hoãn chuyển phôi (OR = 1,70, khoảng tin cậy 95% 1,11 - 2,63, p = 0,016) là các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thai diễn tiến sau chuyển phôi trữ.

Kết luận: Ở bệnh nhân nội soi buồng tử cung cắt polyp trước khi chuyển phôi trữ, trì hoãn chuyển phôi ≤ 2 chu kỳ có liên quan đến tỷ lệ thai diễn tiến sau chuyển phôi trữ cao hơn so với nhóm không trì hoãn.

Từ khóa

nội soi buồng tử cung, polyp nội mạc tử cung, cắt polyp, chuyển phôi trữ, thai diễn tiến
PDF

Tài liệu tham khảo

1. AAGL (2012). AAGL Practice Report: Practice Guidelines for the Diagnosis and Management of Endometrial Polyps. Journal of Minimally Invasive Gynecology, 19(1), 3–10.
2. Hinckley M.D. và Milki A.A. (2004). 1000 office-based hysteroscopies prior to in vitro fertilization: feasibility and findings. JSLS, 8(2), 103–107.
3. Di Spiezio Sardo A., Calagna G., Guida M. và cộng sự. (2015). Hysteroscopy and treatment of uterine polyps. Best Practice & Research Clinical Obstetrics & Gynaecology, 29(7), 908–919.
4. Onalan R., Onalan G., Tonguc E. và cộng sự. (2009). Body mass index is an independent risk factor for the development of endometrial polyps in patients undergoing in vitro fertilization. Fertil Steril, 91(4), 1056–1060.
5. Al Chami A. và Saridogan E. (2017). Endometrial Polyps and Subfertility. J Obstet Gynecol India, 67(1), 9–14.
6. Ben-Nagi J., Miell J., Yazbek J. và cộng sự. (2009). The effect of hysteroscopic polypectomy on the concentrations of endometrial implantation factors in uterine flushings. Reproductive BioMedicine Online, 19(5), 737–744.
7. Rackow B.W., Jorgensen E., và Taylor H.S. (2011). Endometrial polyps affect uterine receptivity. Fertility and Sterility, 95(8), 2690–2692.
8. Bình V.H., Vũ H.N.A., Minh P.T.N. và cộng sự. (2017). Giá trị của siêu âm bơm nước buồng tử cung trong chẩn đoán khối choán chỗ buồng tử cung ở bệnh nhân hiếm muộn. Tạp chí Phụ sản, 15(1), 57–62.
9. Di Spiezio Sardo A., Di Carlo C., Minozzi S. và cộng sự. (2016). Efficacy of hysteroscopy in improving reproductive outcomes of infertile couples: a systematic review and meta-analysis. Hum Reprod Update, 22(4), 479–496.
10. Kodaman P.H. (2016). Hysteroscopic polypectomy for women undergoing IVF treatment: when is it necessary?. Current Opinion in Obstetrics and Gynecology, 28(3), 184–190.
11. Izhar R., Husain S., Tahir S. và cộng sự. (2019). Fertility outcome after saline sonography guided removal of intrauterine polyps in women with unexplained infertility. J Ultrason, 19(77), 113–119.
12. Bosteels J., van Wessel S., Weyers S. và cộng sự. (2018). Hysteroscopy for treating subfertility associated with suspected major uterine cavity abnormalities. Cochrane Database Syst Rev, 2018(12).
13. Lass A., Williams G., Abusheikha N. và cộng sự. (1999). The Effect of Endometrial Polyps on Outcomes of In Vitro Fertilization (IVF) Cycles. Journal of Assisted Reproduction and Genetics, 16(8), 6.
14. Tiras B., Korucuoglu U., Polat M. và cộng sự. (2012). Management of endometrial polyps diagnosed before or during ICSI cycles. Reproductive BioMedicine Online, 24(1), 123–128.
15. Nijkang N.P., Anderson L., Markham R. và cộng sự. (2019). Endometrial polyps: Pathogenesis, sequelae and treatment. SAGE Open Med, 7.
16. Richlin S.S., Ramachandran S., Shanti A. và cộng sự. (2002). Glycodelin levels in uterine flushings and in plasma of patients with leiomyomas and polyps: implications for implantation. Hum Reprod, 17(10), 2742–2747.
17. Hugo Maia Jr H. of R., Pimentel K., Silva T.M.C. và cộng sự. (2006). Aromatase and cyclooxygenase-2 expression in endometrial polyps during the menstrual cycle. Gynecological Endocrinology, 22(4), 219–224.
18. Pérez-Medina T., Bajo-Arenas J., Salazar F. và cộng sự. (2005). Endometrial polyps and their implication in the pregnancy rates of patients undergoing intrauterine insemination: a prospective, randomized study. Hum Reprod, 20(6), 1632–1635.
19. Eryilmaz O.G., Gulerman C., Sarikaya E. và cộng sự. (2012). Appropriate interval between endometrial polyp resection and the proceeding IVF start. Arch Gynecol Obstet, 285(6), 1753–1757.
20. Pereira N., Amrane S., Estes J.L. và cộng sự. (2016). Does the time interval between hysteroscopic polypectomy and start of in vitro fertilization affect outcomes?. Fertility and Sterility, 105(2), 539-544.e1.
21. Yang J.-H., Chen M.-J., Chen C.-D. và cộng sự. (2013). Optimal waiting period for subsequent fertility treatment after various hysteroscopic surgeries. Fertility and Sterility, 99(7), 2092-2096.e3.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.