Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục thai kỳ của các trường hợp nhau tiền đạo ở Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Trương, T. L. G., & Trần, T. M. C. (2023). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục thai kỳ của các trường hợp nhau tiền đạo ở Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế . Tạp Chí Phụ sản, 21(3), 22-27. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.3.1614

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết cục thai kỳ các trường hợp nhau tiền đạo tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế.   

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những sản phụ được chẩn đoán xác định nhau tiền đạo bằng siêu âm trước sinh và xác nhận chẩn đoán sau sinh hoặc chẩn đoán nhau tiền đạo sau sinh. Phương pháp nghiên cứu mô tả hoàng loạt ca.

Kết quả: Nhau tiền đạo gặp nhiều nhất ở sản phụ có nhóm tuổi từ 35 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 46,9%. Sản phụ có tiền sử mang thai từ 2 lần trở lên chiếm tỷ lệ 65,6%. Đặc điểm lâm sàng: ra máu âm đạo chiếm 65,6%; ngôi bất thường chiếm 15,6%. Nhau tiền đạo trung tâm chiếm 59,4%. Tỷ lệ mổ lấy thai chiếm 93,8%. Tuổi thai chấm dứt thai kỳ trung bình là 37,25 tuần. Thời gian nằm viện trung bình 12,19 ngày.

Kết luận: Chảy máu âm đạo là triệu chứng phổ biến của nhau tiền đạo. Tuổi thai chấm dứt thai kỳ > 37 tuần làm giảm biến chứng cho trẻ sơ sinh.

Từ khóa

nhau tiền đạo, mổ lấy thai
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Môn Phụ Sản trường Đại học Y Dược Huế (2021), Giáo trình Module 19 phụ sản 1, Nhau tền đạo, Nhà xuất bản Đại học Huế, tr.230-236.
2. Võ Thị Diệu Loan (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và thái dộ xử trí rau tiền đạo tại bệnh viện Trung Ương Huế Luận văn bác sĩ Đa Khoa Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế, Huế.
3. Nguyễn Ngọc Hoàng Mai (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị rau tiền đạo tại bệnh viện sản nhi Phú Yên, Luận án bác sĩ chuyên khoa II, Trường đại học Y Dược - Đại học Huế.
4. Võ Nhật Quang (2021), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và thái độ xử trí rau tiền đạo tại khoa phụ sản bệnh viện trung ương huế, Luận văn bác sĩ chính quy, Trường đại học Y Dược - Đại học Huế.
5. Bùi Thị Trâm (2021), Khảo sát đặc điểm và kết quả xử trí rau tiền đạo tại bệnh viện sản nhi quảng Nam, Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Trường đại học Y Dược - Đại học Huế.
6. Crane J. M., van den Hof M. C., et al. (1999), "Neonatal outcomes with placenta previa", Obstet Gynecol. 93(4), pp. 541-4.
7. Fan D., Wu S., et al. (2017), "Prevalence of antepartum hemorrhage in women with placenta previa: a systematic review and meta-analysis", Sci Rep. 7, p. 40320.
8. Kumari Urmila, Naniwal Ashok, et al. (2022), "A Study of Clinical Characteristics, Demographic Characteristics, and Fetomaternal Outcomes in Cases of Placenta Previa: An Experience of a Tertiary Care Center". 14(12).
9. Marshall Nicole E, Fu Rongwei, et al. (2011), "Impact of multiple cesarean deliveries on maternal morbidity: a systematic review". 205(3), pp. 262. e1-262. e8.
10. Silver R. M., Landon M. B., et al. (2006), "Maternal morbidity associated with multiple repeat cesarean deliveries", Obstet Gynecol. 107(6), pp. 1226-32.
11. Organization World Health Organization %J Geneva: World Health (2021), "Caesarean section rates continue to rise, amid growing inequalities in access".
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.