Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và kết quả điều trị dọa sẩy thai tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. K. A., & Trương, T. L. G. (2023). Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và kết quả điều trị dọa sẩy thai tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Tạp Chí Phụ sản, 21(3), 43-49. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.3.1613

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và kết quả điều trị các trường hợp dọa sẩy thai tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 82 thai phụ được chẩn đoán là dọa sẩy thai được nằm điều trị tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 06/2022 đến tháng 02/2023, thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang.

Kết quả: Dọa sẩy thai gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi mẹ từ 25 - 29 tuổi chiếm tỷ lệ 39,0%. Giá trị trung bình βhCG tăng dần và cao nhất ở tuần thai 7 tuần - < 13 tuần, sau đó giảm dần ở các tuần thai tiếp theo. Kết quả điều trị: Thành công 89,0%, thất bại 11,0%. Thai phụ ≥ 35 tuổi có nguy cơ điều trị thất bại gấp 4,4 lần so với thai phụ < 35 tuổi. Progesterone kết hợp với mức tăng trung bình βhCG, có giá trị chẩn đoán và có giá trị tiên đoán tốt kết quả thai kỳ. Siêu âm tim thai dương tính điều trị thành công chiếm tỷ lệ 98,5%. Trong đó, nếu tim thai ≥ 110 lần/ phút tỷ lệ điều trị thành công là 100,0%, nếu tim thai < 110 lần/ phút thì tỷ lệ điều trị thành công chỉ có 50,0%, ít hơn 2 lần.

Kết luận: Progesterone kết hợp với mức tăng trung bình βhCG, có giá trị chẩn đoán và có giá trị tiên đoán tốt kết quả thai kỳ.

Từ khóa

dọa sẩy thai, cận lâm sàng
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bá Hoàng Anh (2018), Nghiên cứu giá trị CA 125 trong dọa sẩy thai trong 3 tháng đầu Luận văn Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Dược Huế.
2. Bộ Y Tế (2016), "Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản", Chảy máu trong nửa đầu thai kỳ, pp. 87-91.
3. Lê Thị Hương (2014), "Tình hình điều trị dọa sảy thai ≤12 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa năm 2013", Tạp chí Phụ Sản, 12 (2), pp. 65-68.
4. Võ Thị Vy Lộc và Lê Lam Hương (2017), "Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng và kết quả điều trị dọa sẩy thai tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng", Tạp chí Phụ Sản, 14 (4), tr. 22-27.
5. Nguyễn Hữu Quyền (2015), Nghiên cứu nồng độ Beta HCG, Progesterone và kết quả điều trị ở bệnh nhân dọa sẩy thai 3 tháng đầu, Luận văn Bác sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Dược Huế.
6. Cunningham F. Gary (2014), Williams Obstetrics, 24th Edition, Vol. Prenatal Care, Mc Graw Hill education,pp. 167-193.
7. Magnus Maria C, Wilcox Allen J, et al. (2019), "Role of maternal age and pregnancy history in risk of miscarriage: prospective register based study", 364.
8. VI Pope Paul (2022), "Progesterone Levels During Pregnancy".
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.