Tóm tắt
Đặt vấn đề: Chảy máu bất thường từ tử cung là một trong những vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở phụ nữ. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng chảy máu bất thường từ tử cung ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dựa vào biểu đồ PBAC, khảo sát nguyên nhân theo hệ thống phân loại PALM-COEIN và tìm hiểu các yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu với 180 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (18 - 54 tuổi) nhập viện vì chảy máu bất thường từ tử cung tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 06/2021 đến 12/2022. Tiến hành thăm khám lâm sàng, đánh giá tình trạng, mức độ chảy máu bằng biểu đồ PBAC. Dựa vào kết quả cận lâm sàng đánh giá mức độ thiếu máu. Hội chẩn để chẩn đoán nguyên nhân theo hệ thống phân loại PALM-COEIN. Tính toán và khảo sát các yếu tố liên quan đến tình trạng chảy máu bất thường từ tử cung.
Kết quả: Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu là 41,9 ± 6,3 (tuổi). Có 56,1% bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu; trong đó, thiếu máu mức độ nặng chiếm tỷ lệ 7,2%. U xơ tử cung (UXTC) và quá sản nội mạc tử cung (NMTC)/ung thư NMTC là những nguyên nhân chủ yếu với tỷ lệ lần lượt là 51,1% và 38,9% và cũng có điểm PBAC cao nhất với giá trị trung vị lần lượt là 498,0 (KTC 95%: 336,0 - 750,0) và 529,0 (KTC 95%: 289,0 - 884,3). Tại điểm cắt tối ưu là 590, giá trị của PBAC trong tiên lượng thiếu máu mức độ nặng là: độ nhạy 86,7%, độ đặc hiệu 63,6%, AUC = 0,745 (KTC 95%: 0,675 - 0,807), p = 0,0001. Điểm PBAC > 590 có mối liên quan với tình trạng rong kinh và thiếu máu nặng (p < 0,05).
Kết luận: Biểu đồ PBAC có thể ứng dụng trong thực hành lâm sàng giúp đánh giá mức độ chảy máu bất thường từ tử cung, có giá trị tiên lượng mức độ thiếu máu nặng.
Tài liệu tham khảo
1. Barros VV de, Hase EA, Salazar CC, Igai AMK, Orsi FA, Margarido PFR. Abnormal uterine bleeding and chronic iron deficiency: Number 11 – December 2022. Revista Brasileira De Ginecologia E Obstetricia. 2022 Dec;44(12):1161.
2. Munro MG, Critchley HOD, Broder MS, Fraser IS, Disorders for the FWG on M. FIGO classification system (PALM-COEIN) for causes of abnormal uterine bleeding in nongravid women of reproductive age. International Journal of Gynecology & Obstetrics. 2011;113(1):3–13.
3. Tsolova AO, Aguilar RM, Maybin JA, Critchley HOD. Pre-clinical models to study abnormal uterine bleeding (AUB). eBioMedicine. 2022 Oct 1;84:104238.
4. Cao Ngọc Thành, Lê Minh Tâm. "Sinh lý kinh nguyệt". Nội tiết phụ khoa và y học sinh sản. Nhà xuất bản Đại học Huế. 2017.
5. NICE guideline [NG88]. Heavy menstrual bleeding: assessment and management. 2018; Available from: https://www.nice.org.uk/guidance/ng88
6. Bahamondes L, Ali M. Recent advances in managing and understanding menstrual disorders. F1000Prime Rep [Internet]. 2015 Mar 3 [cited 2023 Apr 16];7(33). Available from: https://facultyopinions.com/prime/reports/m/7/33/
7. Fraser IS, Langham S, Uhl-Hochgraeber K. Health-related quality of life and economic burden of abnormal uterine bleeding. Expert Review of Obstetrics & Gynecology. 2009 Mar 1;4(2):179–89.
8. Higham JM, O’Brien PM, Shaw RW. Assessment of menstrual blood loss using a pictorial chart. Br J Obstet Gynaecol. 1990 Aug;97(8):734–9.
9. S KB, Rajarathna K, Shivamurthy G. Medical management of abnormal uterine bleeding in a tertiary care hospital – A cross-sectional study. National Journal of Physiology, Pharmacy and Pharmacology. 2022 Jan 12;12(12):2050–2050.
10. Su S, Yang X, Su Q, Zhao Y. Prevalence and knowledge of heavy menstrual bleeding among gynecology outpatients by scanning a WeChat QR Code. PLoS One. 2020;15(4):e0229123.
11. GBD 2016 Disease and Injury Incidence and Prevalence Collaborators. Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 328 diseases and injuries for 195 countries, 1990-2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. Lancet. 2017 Sep 16;390(10100):1211–59.
12. Donnez J, Carmona F, Maitrot-Mantelet L, Dolmans MM, Chapron C. Uterine disorders and iron deficiency anemia. Fertility and Sterility. 2022 Oct 1;118(4):615–24.
13. Puri K, Famuyide AO, Erwin PJ, Stewart EA, Laughlin-Tommaso SK. Submucosal fibroids and the relation to heavy menstrual bleeding and anemia. Am J Obstet Gynecol. 2014 Jan;210(1):38.e1-7.
14. Lasmar RB, Lasmar BP. The role of leiomyomas in the genesis of abnormal uterine bleeding (AUB). Best Practice & Research Clinical Obstetrics & Gynaecology. 2017 Apr 1;40:82–8.
15. Sanchez J, Andrabi S, Bercaw JL, Dietrich JE. Quantifying the PBAC in a pediatric and adolescent gynecology population. Pediatr Hematol Oncol. 2012 Aug;29(5):479–84.
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>
Download
Cùng tác giả
- Lê Trị Trang, Trần Doãn Tú, Nguyễn Thị Kim Anh, Nghiên cứu kết quả điều trị ối vỡ sớm ở thai phụ mang thai đủ tháng , Tạp chí Phụ sản: Tập 20 Số 4 (2022)