Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm chuyển dạ của các trường hợp chuyển dạ đình trệ tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế và đánh giá kết quả kết thúc chuyển dạ và một số yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 211 sản phụ mang thai đủ tháng, từ 37 tuần 0 ngày đến 41 tuần 6 ngày, theo dõi chuyển dạ có dấu hiệu chuyển dạ đình trệ tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2022. Tiêu chuẩn chọn bệnh là sản phụ mang đơn thai, ngôi đầu, tuổi thai từ 37 tuần. Chuyển dạ đình trệ được chẩn đoán theo Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế năm 2016 và ACOG 2003: ở giai đoạn 1 chuyển dạ: cổ tử cung mở ≥ 4 cm, không tiến triển thêm sau 4 giờ; ở giai đoạn 2 chuyển dạ: ngôi thai không tiến triển thêm sau 1 giờ đối với con rạ và 2 giờ đối với con so. Đường biểu diễn trên biểu đồ chuyển dạ cắt ngang đường báo động.
Kết quả: Tuổi trung bình là 27,9 ± 4,8 tuổi. Mang thai lần đầu chiếm tỷ lệ 78,2%, tuổi thai trung bình là 39,7 ± 0,8 tuần. Chuyển dạ tự nhiên chiếm 84,4%. Trung bình tần số cơn go/10 phút là 2,9 ± 0,7 cơn. Cường độ cơn go nằm trong khoảng từ 50 - 80 mmHg. Biểu hiện đình trệ diễn ra ở thời điểm cổ tử cung mở 4 - 5 cm chiếm tỷ lệ 86,3%. Tỷ lệ mổ lấy thai là 65,4% cao hơn so với tỷ lệ sinh đường âm đạo với 71/211 trường hợp (34,6%). Các yếu tố độc lập có mối liên quan đến mổ lấy thai ở thai phụ chuyển dạ đình trệ bao gồm: có khởi phát chuyển dạ với OR = 3,78 (95% CI: 1,34 - 10,63; p = 0,012) so với chuyển dạ tự nhiên, kiểu thế ngang - sau với OR = 3,63 (95% CI: 1,91 - 6,88; p < 0,001) so với kiểu thế trước. Có 32/211 nhập chăm sóc tại đơn vị sơ sinh chiếm 15,2%; có 27/211 trẻ sơ sinh có biến chứng nhiễm trùng tỷ lệ 12,8%; có 8/211 trẻ sơ sinh có biến chứng suy hô hấp chiếm 3,8% và không có trẻ sơ sinh nào tử vong chu sinh.
Kết luận: Các yếu tố độc lập có mối liên quan đến mổ lấy thai ở thai phụ chuyển dạ đình trệ bao gồm: có khởi phát chuyển dạ, kiểu thế ngang - sau.
Từ khóa
Tài liệu tham khảo
Bộ môn Phụ Sản - Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Bài giảng Sản Phụ Khoa dùng cho sau đại học, Nhà xuất bản Y học, tr. 61-65.
Bộ Y tế (2016), "Chuyển dạ đình trệ", Hướng dẫn Chuẩn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Y học.
Nguyễn Tiến Công, Nguyễn Hồng Hoa (2018), "Tỉ lệ mổ lấy thai theo nhóm phân loại của Robson tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk lắk", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên đề Bà mẹ và trẻ em, 22 (1), tr. 93-98.
Đoàn Vũ Đại Nam (2018), "Khảo sát tỉ lệ mổ lấy thai theo nhóm phân loại của Robson tại bệnh viện Hùng Vương 2016 – 2017", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên đề Bà mẹ và trẻ em, 22 (1), tr. 73-75.
Võ Thị Quỳnh Như (2019), Nghiên cứu diễn tiến giai đoạn 1 chuyển dạ và một số yếu tố ảnh hưởng ở sản phụ đơn thai, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa: Đại học Y Dược Huế.
Trần Sơn Thạch (2011), "Khảo sát các yếu tố liên quan đến mổ lấy thai vì thai trình ngưng tiến triển tại bệnh viện Hùng Vương, TP Hồ Chí Minh", Tạp chí Y Học, 15, tr. 18.
Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Hồng Hoa (2021), "Đặc điểm chuyển dạ của các trường hợp mổ lấy thai vì chuyển dạ đình trệ tại Bệnh viện quân y 175", Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, 25 (1).
ACOG (2003), "Dystocia and Augmentation of Labor", obstetrician–gynecologists 49.
Barber E., Lundsberg L., Belanger K., et a. (2011), "Indications contributing to the increasing cesarean delivery rate", Obstet Gynecol, 118 (1), pp. 29–38.
Friedman E. (1954), "The graphic analysis of labor", Am J Obstet Gynecol, 68 (6), pp. 1568–1575.
Harper D. M., Johnson C. A., Harper W. H., et a. (1995), "Prenatal predictors of cesarean section due to labor arrest", Arch Gynecol Obstet, 256 pp. 67–74.
Janine S., Rhoades M., Alison G., Cahill M. (2017), "Defining and Managing Normal and Abnormal First Stage of Labor", Obstet Gynecol Clin N Am, 44 pp. 535–545.
Kjaergaard H., Olsen J., Ottesen B., Dykes A. (2009), "Incidence and outcomes of dystocia in the active phase of labor in term nulliparous women with spontaneous labor onset", Acta Obstet Gynecol Scand, 88 (4), pp. 402-407.
Spong C., Berghella V., Wenstrom K., et a. (2012), "Preventing the first cesarean delivery: summary of a joint Eunice Kennedy Shriver National Institute of Child Health and Human Development, Society for Maternal-Fetal Medicine, and American College of Obstetricians and Gynecologists workshop", Obstet Gynecol, 120 (5), pp. 1181–1193.
Zhang J., Troendle J., Mikolajczyk R., Sundaram R., et al (2010), "The natural history of the normal first stage of labor", Obstet Gynecol, 115 (4), pp. 705-710.
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>