Các yếu tố liên quan đến tăng nồng độ CA125 trên bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát tại Bệnh viện Từ Dũ
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, H. H., Phạm, V. M., & Trần, M. L. (2023). Các yếu tố liên quan đến tăng nồng độ CA125 trên bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát tại Bệnh viện Từ Dũ. Tạp Chí Phụ sản, 21(2), 100-105. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.2.1588

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cancer Antigen 125 (CA125) là dấu ấn ung thư giúp chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư biểu mô buồng trứng (UTBMBT) tái phát. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mục tiêu: 1) Mô tả đặc điểm nồng độ CA125 ở bệnh nhân (BN) UTBMBT tái phát tại bệnh viện Từ Dũ và 2) xác định các yếu tố liên quan đến tăng nồng độ CA125 ở BN UTBMBT tái phát.

Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca hồi cứu 126 BN UTBMBT tái phát tại Bệnh viện Từ Dũ từ 01/01/2016 đến 30/06/2022.

Kết quả: Nồng độ CA125 trung vị, nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 59,2 U/ml, 5 U/ml và 2915 U/ml. 94 BN UTBMBT tái phát (74,6%) tăng CA125 (≥ 35 U/ml), thời gian tái phát sinh hóa trung bình ở BN tăng CA125 là 1,9 ± 1,8 tháng. Nồng độ CA125 trước điều trị lần đầu liên quan đến tăng CA125 ở BN UTBMBT tái phát (OR 1,001; KTC 95% 1,00001 - 1,002; p = 0,047). Tỷ lệ hóa trị hỗ trợ cao hơn và phẫu thuật giảm khối thấp hơn trong điều trị BN UTBMBT tái phát tăng CA125 so với BN không tăng CA125 (p = 0,001).

Kết luận: Phần lớn BN UTBMBT tái phát tăng CA125 khi bệnh được chẩn đoán (74,6%) với nồng độ CA125 rất dao động. Tăng nồng độ CA125 ở BN UTBMBT tái phát liên quan đến nồng độ CA125 trước điều trị lần đầu và phương pháp điều trị của ung thư tái phát.

Từ khóa

UTBMBT tái phát, CA125
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Charkhchi P, Cybulski C, Gronwald J, Wong FO, Narod SA, Akbari MR. CA125 and Ovarian Cancer: A Comprehensive Review. Cancers. 2020;12(12).
2. Rustin GJS, Nelstrop AE, Tuxen MK, Lambert HE. Defining progression of ovarian carcinoma during follow-up according to CA 125: A North Thames Ovary Group study. Annals of Oncology. 1996;7(4):361-4.
3. Tanner EJ, Chi DS, Eisenhauer EL, Diaz-Montes TP, Santillan A, Bristow RE. Surveillance for the detection of recurrent ovarian cancer: survival impact or lead-time bias? Gynecologic oncology. 2010;117(2):336-40.
4. Wang F, Ye Y, Xu X, Zhou X, Wang J, Chen X. CA-125-indicated asymptomatic relapse confers survival benefit to ovarian cancer patients who underwent secondary cytoreduction surgery. Journal of ovarian research. 2013;6(1):14.
5. Thăng VH. Sự đáp ứng của Pegylated Liposomal Doxorubicin trong ung thư buồng trứng tái phát, di căn Tạp chí Y học Việt Nam. 2015;5(2/2015).
6. Kheiri SA, Kunna A, Babiker AY, Alsuhaibani SA, Ahmed RY, Alsammani MA. Histopathological Pattern and Age Distribution, of Malignant Ovarian Tumor among Sudanese Ladies. Open access Macedonian journal of medical sciences. 2018;6(2):237-41.
7. Fularz M, Adamiak P, Czepczyński R, Jarząbek-Bielecka G, Rewers A, Kędzia W, et al. Utility of PET/CT in the diagnosis of recurrent ovarian cancer depending on CA 125 serum level. Nuklearmedizin Nuclear medicine. 2015;54(4):158-62.
8. Ledermann JA, Kristeleit RS. Optimal treatment for relapsing ovarian cancer. Annals of oncology : official journal of the European Society for Medical Oncology. 2010;21 Suppl 7:vii218-22.
9. Gadducci A, Cosio S. Surveillance of patients after initial treatment of ovarian cancer. Critical reviews in oncology/hematology. 2009;71(1):43-52.
10. Gadducci A, Fuso L, Cosio S, Landoni F, Maggino T, Perotto S, et al. Are Surveillance Procedures of Clinical Benefit for Patients Treated for Ovarian Cancer?: A Retrospective Italian Multicentric Study. International Journal of Gynecologic Cancer. 2009;19(3):367.
11. Ushijima K. Treatment for recurrent ovarian cancer-at first relapse. Journal of oncology. 2010;2010:497429.
12. Gupta S, Nag S, Aggarwal S, Rauthan A, Warrier N. Maintenance therapy for recurrent epithelial ovarian cancer: current therapies and future perspectives - a review. Journal of ovarian research. 2019;12(1):103.
13. Chuang YT, Chang CL. Extending platinum-free interval in partially platinum-sensitive recurrent ovarian cancer by a non-platinum regimen: its possible clinical significance. Taiwanese journal of obstetrics & gynecology. 2012;51(3):336-41.
14. Richardson MT, Routson S, Karam A, Dorigo O, Levy K, Renz M, et al. The role of asymptomatic screening in the detection of recurrent ovarian cancer. Gynecologic oncology reports. 2020;33:100595.
15. Fleming ND, Cass I, Walsh CS, Karlan BY, Li AJ. CA125 surveillance increases optimal resectability at secondary cytoreductive surgery for recurrent epithelial ovarian cancer. Gynecologic oncology. 2011;121(2):249-52.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.