Nghiên cứu kết quả sàng lọc phân nhóm nguy cơ cao bệnh lý tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2021
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Lâm, Đức T., Lê, T. N. X., Quan, K. P., Võ, T. Ánh T., Đoàn, T. Điền, Nguyễn, T. H., Ngô, T. T. H., Lê, T. G., & Nguyễn, H. D. (2023). Nghiên cứu kết quả sàng lọc phân nhóm nguy cơ cao bệnh lý tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2019 - 2021 . Tạp Chí Phụ sản, 21(2), 55-61. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.2.1583

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhóm nguy cơ cao TSG theo thuật toán FMF của các thai phụ tuổi thai 11 - 13+6 tuần đến khám thai, đánh giá kết quả chẩn đoán và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 1.087 thai phụ tại thời điểm thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày đến khám sàng lọc quý I và theo dõi thai nghén tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ.

Kết quả: Có 1087 sản phụ được tầm soát TSG trong quý I thai kỳ, trong đó có 567 trường hợp tầm soát phát hiện có nguy cơ cao TSG. Trong đó có 264 trường hợp có nguy cơ cao tiến triển thành TSG < 37 tuần (46,6%), 87 trường hợp có nguy cơ cao tiến triển thành TSG < 34 tuần (15,3%). Trong thời gian theo dõi có 43 trường hợp tiến triển th TSG (3,95%). Tiền sử mang thai bị TSG - SG, gia đình có người mang thai bị TSG - SG, tuổi mẹ ≥ 35 tuổi và các bệnh lý gồm tăng HA mạn tính, đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh thận mạn tính là các yếu tố nguy cơ TSG. Tỷ lệ bị TSG ở nhóm có HATB ≥ 95 mmHg cao hơn ở nhóm không bị TSG gấp khoảng 10 lần (OR 9,9, khoảng tin cậy 95% 4,8 - 20,2). Các giá trị UtA-PI tại thời điểm 11 - 13+6 tuần cao hơn ở nhóm thai kỳ xuất hiện TSG so với nhóm thai kỳ không bị TSG. Nguy cơ TSG cao gấp 7 lần (OR 6,6 khoảng tin cậy 95% 3,1 - 14,0). Tỷ lệ bị TSG ở nhóm có chỉ số PlGF ≤ 20 pg/ml cao hơn ở nhóm không bị TSG. Nguy cơ TSG cao gấp 7 lần (OR 7,1 khoảng tin cậy 95% 3,4 - 14,7).

Kết luận: Tầm soát nguy cơ tiền sản giật thường quy bằng thuật toán FMF cho tất cả thai phụ đến khám ở tuổi thai 11 - 13 tuần 6 ngày, từ đó có kế hoạch quản lý và điều trị dự phòng bằng aspirine liều thấp mỗi ngày sau tam cá nguyệt thứ nhất.

Từ khóa

tiền sản giật, sàng lọc tiền sản giật
PDF

Tài liệu tham khảo

1. American College of Obstetricians and Gynecologists (2013), “Chapter 1: Classification of Hypertensive Disorders”, Hypertension in Pregnancy, p. 13-17.
2. American College of Obstetricians and Gynecologists (2013), “Chapter 3: Prediction of Preeclampsia”, Hypertension in Pregnancy, p. 21-27. 70.
3. Nicolaides Kypros H. (2011), “A model for a new pyramid of prenatal care based on the 11 to 13 weeks’ assessment”, Prenat Diagn, 31: p. 3-6.
4. Poon L. C., Rolnik D. L., Tan M. Y., et al. (2018). "ASPRE trial: incidence of preterm pre- eclampsia in patients fulfilling ACOG and NICE criteria according to risk by FMF algorithm". Ultrasound Obstet Gynecol, 51 (6), pp. 738-742.
5. Võ Văn Đức và cộng sự (2014), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và giá trị Doppler động mạch tử cung trong dự báo tiền sản giật ở tuổi thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày, Tạp chí Phụ sản, 12(1), tr. 46–49.
6. Lê Lam Hương (2014), Mối liên quan giữa protein niệu với một số chỉ số sinh hóa ở thai phụ tiền sản giật, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 20, số 5 (2016).
7. Trần Mạnh Linh và cộng sự (2020), Nghiên cứu kết quả sàng lọc bệnh lý tiền sản giật - sản giật bằng xét nghiệm PAPP-A, siêu âm doppler động mạch tử cung và hiệu quả điều trị dự phòng, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế, Đại học Huế.
8. Cao Ngọc Thành và cộng sự (2015), Mô hình sàng lọc bệnh lý tiền sản giật tại thời điểm 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày thai kỳ dựa vào các yếu tố nguy cơ mẹ, huyết áp động mạch trung bình, PAPP-A và siêu âm doppler động mạch tử cung, Tạp chí Phụ sản 13(3), 38-46.
9. Nguyễn Thị Bích Vân (2014), Giá trị của siêu âm doppler động mạch tử cung ở tuổi thai 11-13 tuần 6 ngày ở sản phụ thai nghén nguy cơ cao trong dự đoán sớm tiền sản giật. Tạp chí Phụ sản, 12(2), 79-82, 2014.
10. Akolekar R., Syngelaki A., Sarquis R. et al. (2011), Prediction of early, intermediate and late pre-eclampsia from maternal factors, biophysical and biochemical markers at 11-13 weeks, Prenat Diagn, 31(1), pp. 66–74.
11. Poon L.C.Y., Kametas N.A., Valencia C. et al. (2012), Hypertensive Disorders in Pregnancy: Screening by Systolic Diastolic and Mean Arterial Pressure at 11–13 Weeks, Hypertens Pregnancy, 30(1), pp. 93–107.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.