Một số yếu tố tiên lượng kết quả thai kỳ bất lợi trên thai phụ bị lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Bạch Mai
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, V. H., Phạm, B. N., & Đoàn, M. T. (2023). Một số yếu tố tiên lượng kết quả thai kỳ bất lợi trên thai phụ bị lupus ban đỏ hệ thống tại Bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Phụ sản, 21(2), 41-48. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.2.1572

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Nhận xét kết quả thai kỳ và biến chứng sản khoa ở thai phụ bị lupus ban đỏ hệ thống có thai ở Bệnh viện Bạch Mai. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả thai kỳ bất lợi ở thai phụ bị lupus ban đỏ hệ thống.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu trên 30 thai phụ bị lupus ban đỏ hệ thống được quản lý và kết thúc thai kỳ tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2022 đến tháng 1/2023. Kết quả thai kỳ bất lợi là 1 trong các tình trạng sau: (i) thai chết lưu sau 12 tuần, (ii) đẻ trước 36 tuần do thai chậm phát triển trong tử cung, tăng huyết áp, tiền sản giật, (iii) tử vong sơ sinh (iv) sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai.

Kết quả: Kết quả thai kỳ bất lợi xảy ra ở 14 thai kỳ (46,7%): 2 (6,7%) tử vong sơ sinh, 5 (16,7%) đẻ non do TSG, 7 (23,3%) đẻ non do thai chậm phát triển, 8 (26,7%) sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai. Nhiễm khuẩn hậu sản có 5 bệnh nhân (16,7%): 3 (10,0%) nhiễm khuẩn vết mổ, 2 (6,7%) nhiễm khuẩn tử cung. Các yếu tố liên quan đến kết quả thai kỳ bất lợi là nồng độ C3 giảm (OR 8,07, 95%CI 1,54 - 42,32), protein niệu ≥ 1 g/L (OR 6,0, 95%CI 1,003 - 35,91) và kháng đông lupus (OR 7,0, 95%CI 1,14 - 42,97).

Kết luận: Kết quả thai kỳ bất lợi xảy ra ở 46,7% bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có thai. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hậu sản là 16,7%. Giảm nồng độ C3, protein niệu ≥ 1 g/L và kháng đông lupus dương tính là các yếu tố tiên lượng kết quả thai kỳ bất lợi.

Từ khóa

lupus ban đỏ hệ thống, kết quả thai kỳ, kháng đông lupus, bổ thể C3, protein niệu
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Stojan G, Petri M. Epidemiology of systemic lupus erythematosus: an update. Current opinion in rheumatology. 2018;30(2):144-50.
2. Clowse MEB, Jamison M, Myers E, James AH. A national study of the complications of lupus in pregnancy. American journal of obstetrics and gynecology. 2008;199(2):127.e1-.e1276.
3. Lazzaroni MG, Dall'Ara F, Fredi M, Nalli C, Reggia R, Lojacono A, et al. A comprehensive review of the clinical approach to pregnancy and systemic lupus erythematosus. J Autoimmun. 2016;74:106-17.
4. Tedeschi SK, Guan H, Fine A, Costenbader KH, Bermas B. Organ-specific systemic lupus erythematosus activity during pregnancy is associated with adverse pregnancy outcomes. Clinical Rheumatology. 2016;35(7):1725-32.
5. Phạm Thị Vạn Xuân, Nguyễn Văn Đoàn, Phạm Bá Nha. Xử trí sản khoa thai phụ mắc bệnh lupus tại khoa Phụ sản, bệnh viện Bạch Mai năm 2018. Tạp chí y học Việt Nam. 2019;482(2):262-6.
6. Buyon JP, Kim MY, Guerra MM, Laskin CA, Petri M, Lockshin MD, et al. Predictors of Pregnancy Outcomes in Patients With Lupus: A Cohort Study. Ann Intern Med. 2015;163(3):153-63.
7. Yelnik CM, Laskin CA, Porter TF, Branch DW, Buyon JP, Guerra MM, et al. Lupus anticoagulant is the main predictor of adverse pregnancy outcomes in aPL-positive patients: validation of PROMISSE study results. Lupus Science & Medicine. 2016;3(1):e000131.
8. Khan A, Thomas M, P KS. Pregnancy complicated by systemic lupus erythematosus and its outcome over 10 years. J Obstet Gynaecol. 2018;38(4):476-81.
9. Louthrenoo W, Trongkamolthum T, Kasitanon N, Wongthanee A. Predicting factors of adverse pregnancy outcomes in Thai patients with systemic lupus erythematosus: A STROBE-compliant study. Medicine (Baltimore). 2021;100(5):e24553-e.
10. Zamani B, Shayestehpour M, Esfahanian F, Akbari H. The study of factors associated with pregnancy outcomes in patients with systemic lupus erythematosus. BMC Res Notes. 2020;13(1):185.
11. Lucas A, Eudy AM, Gladman D, Petri M, Urowitz M, Wyatt CM, et al. The association of lupus nephritis with adverse pregnancy outcomes among women with lupus in North America. Lupus. 2022;31(11):1401-7.
12. Lian X-J, Fan L, Xia X, Huang X-M, Ye H-J, Yu X-Q, et al. Fetal and maternal outcome in patients with active lupus nephritis: comparison between new-onset and pre-existing lupus nephritis. BMC Nephrology. 2021;22(1):419.
13. Saleh M, Sjöwall C, Strevens H, Jönsen A, Bengtsson AA, Compagno M. Adverse Pregnancy Outcomes after Multi-Professional Follow-Up of Women with Systemic Lupus Erythematosus: An Observational Study from a Single Centre in Sweden. J Clin Med. 2020;9(8).
14. Chen D, Lao M, Zhang J, Zhan Y, Li W, Cai X, et al. Fetal and Maternal Outcomes of Planned Pregnancy in Patients with Systemic Lupus Erythematosus: A Retrospective Multicenter Study. J Immunol Res. 2018;2018:2413637.
15. Rand JH, Wu XX, Guller S, Scher J, Andree HA, Lockwood CJ. Antiphospholipid immunoglobulin G antibodies reduce annexin-V levels on syncytiotrophoblast apical membranes and in culture media of placental villi. Am J Obstet Gynecol. 1997;177(4):918-23.
16. Kim MY, Guerra MM, Kaplowitz E, Laskin CA, Petri M, Branch DW, et al. Complement activation predicts adverse pregnancy outcome in patients with systemic lupus erythematosus and/or antiphospholipid antibodies. Ann Rheum Dis. 2018;77(4):549-55.
17. De Carolis S, Botta A, Santucci S, Salvi S, Moresi S, Di Pasquo E, et al. Complementemia and obstetric outcome in pregnancy with antiphospholipid syndrome. Lupus. 2012;21(7):776-8.
18. Buurma A, Cohen D, Veraar K, Schonkeren D, Claas FH, Bruijn JA, et al. Preeclampsia is characterized by placental complement dysregulation. Hypertension. 2012;60(5):1332-7.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.