Nghiên cứu tình hình nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai từ 36 tuần
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, V. Q. H., Thái, B., & Đinh, T. H. (2023). Nghiên cứu tình hình nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai từ 36 tuần. Tạp Chí Phụ sản, 21(2), 34-40. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.2.1566

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và đánh giá kết quả kết thúc thai kỳ các thai phụ nhiễm liên cầu nhóm B.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 302 thai phụ quản lý thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang từ 02/2020 đến 02/2021. Chẩn đoán thai kỳ mang GBS dựa vào nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn bằng mẫu dịch âm đạo ở thời điểm trên 36 tuần. Liệu pháp dự phòng lây nhiễm trước sinh được áp dụng theo khuyến cáo của CDC. Kết quả thai kỳ được đánh giá đối với mẹ và trẻ sơ sinh.

Kết quả: Tuổi thai trung bình ở nhóm thai phụ nhiễm GBS là 39,2 ± 0,8 tuần. Thời gian chuyển dạ < 12 giờ ở nhóm thai phụ nhiễm GBS chiếm phần lớn với 87,0%. Tỷ lệ sinh qua ngã âm đạo và sinh mổ ở nhóm thai phụ nhiễm GBS lần lượt là 65,2% và 34,8%. Trong 35/302 trường hợp sử dụng kháng sinh dự phòng GBS theo phác đồ, có 23 trường hợp nhiễm GBS (+) chiếm 65,8%. Nghiên cứu chưa ghi nhận nhiễm trùng hậu sản trên nhóm sản phụ nhiễm GBS. Trọng lượng thai ≥ 3000 gr chiếm chủ yếu với tỷ lệ 73,9%. Không có trẻ nhẹ cân (< 2500 gr). Vàng da là tình trạng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh có thai phụ nhiễm GBS chiếm tỷ lệ 13,0%, tiếp theo là nhiễm trùng sơ sinh và suy hô hấp với tỷ lệ lần lượt là 8,7% và 4,3%.

Kết luận: Thai kỳ mang GBS sử dụng liệu trình dự phòng lây nhiễm trước sinh không làm tăng nguy cơ kết quả thai kỳ bất lợi ở mẹ và trẻ sơ sinh.

Từ khóa

liên cầu khuẩn nhóm B, nhiễm trùng sơ sinh, nhiễm trùng hậu sản, liệu pháp kháng sinh dự phòng trước sinh
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Viện vệ sinh dịch tễ trung ương (2019), Liên cầu khuẩn, Vi khuẩn học, Nhà xuất bản Y học, tr. 72–75.
2. Gonçalves B. P., Procter S. R., et al. (2021), ''Estimation of country-level incidence of early-onset invasive Group B Streptococcus disease in infants using Bayesian methods'', PLoS Comput Biol, 17(6), pp. e1009001.
3. Chen Z., Wen G., et al. (2019), ''Group B streptococcus colonisation and associated risk factors among pregnant women: A hospital-based study and implications for primary care'', International Journal of Clinical Practice, 73(5), pp. e13276.
4. Trần Quang Hanh (2020), Nghiên cứu thực trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ có thai và hiệu quả điều trị bằng kháng sinh trong chuyển dạ phòng lây truyền sang con tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An (2018 - 2019), Luận án tiến sĩ y học, Hà Nội.
5. ACOG Committee (2020), ''Prevention of Group B Streptococcal Early-Onset Disease in Newborns: ACOG Committee Opinion, Number 797'', Obstet Gynecol, 135(2), pp. e51–e72.
6. Edwards J. M., Watson N., et al. (2019), ''Group B Streptococcus (GBS) Colonization and Disease among Pregnant Women: A Historical Cohort Study'', Infect Dis Obstet Gynecol, 2019, pp. 5430493.
7. Madrid L., Seale A. C., et al. (2017), ''Infant Group B Streptococcal Disease Incidence and Serotypes Worldwide: Systematic Review and Meta-analyses'', Clin Infect Dis, 65(Suppl 2), pp. S160–S172.
8. Morgan J. A., Zafar N., et al. (2021), Group B Streptococcus And Pregnancy, StatPearls, StatPearls Publishing, Treasure Island (FL)
9. CDC (2010), ''Prevention of Perinatal Group B Streptococcal Disease'', MMWR, 59(10), pp. 1–23
10. Phùng Thị Lý, Nguyễn Quốc Tuấn, và cộng sự. (2020), ''Tỷ lệ mang liên cầu khuẩn nhóm B ở 35 – 37 tuần thai kỳ và hiệu quả của kháng sinh dự phòng lây nhiễm trước sinh'', 1, 18(3), tr. 19–26
11. ACOG Committee (2011), ''ACOG Committee Opinion No. 485: Prevention of early-onset group B streptococcal disease in newborns'', Obstetrics and gynecology, Obstet Gynecol, Truy cập ngày 16/08/2021;117(4) URL: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21422882/
12. Trần Quang Hiệp (2011), Nghiên cứu một số đặc điểm của viêm âm đạo do nhiễm liên cầu B những thai phụ khám và điều trị tại khoa phụ sản Bệnh viện Bạch Mai, Luận án Bác sỹ Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội
13. Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược Huế (2018), Nhiễm khuẩn sơ sinh, Giáo trình Nhi khoa, Nhà Xuất bản Đại học Huế, tr. 100–105.
14. Parente V., Clark R. H., et al. (2017), ''Risk factors for group B streptococcal disease in neonates of mothers with negative antenatal testing'', J Perinatol, 37(2), pp. 157–161
15. Cho C.-Y., Tang Y.-H., et al. (2019), ''Group B Streptococcal infection in neonates and colonization in pregnant women: An epidemiological retrospective analysis'', J Microbiol Immunol Infect, 52(2), pp. 265–272
16. Zhu Y., Gao L., et al. (2021), ''Current status of group B Streptococcus infection in neonates: a multicenter prospective study'', Zhongguo Dang Dai Er Ke Za Zhi, 23(9), pp. 889–895.
17. Berardi A., Spada C., et al. (2020), ''Risk factors for group B streptococcus early-onset disease: an Italian, area-based, case-control study'', J Matern Fetal Neonatal Med, 33(14), pp. 2480–2486
18. Prescrire International (2011), ''Preventing neonatal group B streptococcal infection. Intrapartum antibiotic prophylaxis in some high-risk situations'', Prescrire Int, 20(114), pp. 72–77
19. Nguyễn Thị Kim Anh, Trương Quang Vinh và cộng sự. (2020), ''Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới và một số đặc điểm liên quan ở phụ nữ mang thai ba tháng cuối'', 1, 18(2), tr. 23–29
20. Chen J., Fu J., et al. (2018), ''Group B streptococcal colonization in mothers and infants in western China: prevalences and risk factors'', BMC Infectious Diseases, 18(1), pp. 291
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.