Sự thay đổi nồng độ AMH của bệnh nhân u nguyên bào nuôi có bảo tồn tử cung trong quá trình điều trị Methotrexate tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Đỗ, T. Đạt, Nguyễn, T. Đức, & Đặng, H. H. (2023). Sự thay đổi nồng độ AMH của bệnh nhân u nguyên bào nuôi có bảo tồn tử cung trong quá trình điều trị Methotrexate tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội . Tạp Chí Phụ sản, 21(2), 95-99. https://doi.org/10.46755/vjog.2023.2.1564

Tóm tắt

Mục tiêu: Sự thay đổi nồng độ AMH của bệnh nhân u nguyên bào nuôi có bảo tồn tử cung trong quá trình điều trị Methotrexate tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi nồng độ AMH.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 35 bệnh nhân được chẩn đoán u nguyên bào nuôi có bảo tồn tử cung điều trị đơn trị liệu Methotrexate tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 08/2021 đến tháng 08/2022.

Kết quả: Nồng độ AMH giảm sau từng đợt điều trị hóa chất thứ nhất, thứ hai và thứ ba (2,87 xuống 1,16; 0,91 và 0,41 ng/ml) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Mức độ giảm AMH sau từng đợt điều trị 1,2,3 lần lượt là 47,4 ± 24,98%, 65,9 ± 26,75% và 74,7 ± 25,3%. Một số yếu tố được xem xét liên quan đến sự thay đổi AMH như tuổi, nồng độ AMH ban đầu.

Kết luận: Nồng độ AMH giảm nhanh và giảm mạnh sau từng đợt điều trị hóa chất. Sự thay đổi nồng độ AMH trong quá trình điều trị hóa chất có liên quan với nồng độ AMH trước điều trị nhưng chưa thấy mối liên quan với tuổi, điểm FIGO, nồng độ βhCG trước điều trị.

Từ khóa

u nguyên bào nuôi, AMH, Methotrexate
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Kohorn E.I. (2002). Negotiating a staging and risk factor scoring system for gestational trophoblastic neoplasia. A progress report. J Reprod Med, 47(6), 445–450.
2. Waterland R.A. và Jirtle R.L. (2004). Early nutrition, epigenetic changes at transposons and imprinted genes, and enhanced susceptibility to adult chronic diseases. Nutrition, 20(1), 63–68.
3. Practice Committee of the American Society for Reproductive Medicine (2015). Testing and interpreting measures of ovarian reserve: a committee opinion. Fertil Steril, 103(3), e9–e17.
4. Anderson R.A., Themmen A.P.N., -Qahtani A.A. và cộng sự. (2006). The effects of chemotherapy and long-term gonadotrophin suppression on the ovarian reserve in premenopausal women with breast cancer. Hum Reprod, 21(10), 2583–2592.
5. Dezellus A., Barriere P., Campone M. và cộng sự. (2017). Prospective evaluation of serum anti-Müllerian hormone dynamics in 250 women of reproductive age treated with chemotherapy for breast cancer. Eur J Cancer Oxf Engl 1990, 79, 72–80.
6. Bi X., Zhang J., Cao D. và cộng sự. (2017). Anti-Müllerian hormone levels in patients with gestational trophoblastic neoplasia treated with different chemotherapy regimens: a prospective cohort study. Oncotarget, 8(69), 113920–113927.
7. Iwase A., Sugita A., Hirokawa W. và cộng sự. (2013). Anti-Müllerian hormone as a marker of ovarian reserve following chemotherapy in patients with gestational trophoblastic neoplasia. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 167(2), 194–198.
8. Rosendahl M., Andersen C.Y., la Cour Freiesleben N. và cộng sự. (2010). Dynamics and mechanisms of chemotherapy-induced ovarian follicular depletion in women of fertile age. Fertil Steril, 94(1), 156–166.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.