Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đại dịch COVID-19 đã và đang cướp đi rất nhiều sinh mạng ở hầu hết các quốc gia và đang là vấn nạn toàn cầu. Đặc biệt ở các thai phụ bị nhiễm COVID-19, bệnh suất và tử suất của các bà mẹ và con của họ tăng cao. Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng-cận lâm sàng, và kết cục thai kỳ của các thai phụ bị nhiễm COVID-19 trong đại dịch COVID-19 tại tỉnh Đồng Nai.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu báo cáo hàng loạt ca thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (BVĐK ĐN), từ 09/7/2021 đến 15/10/2021. Tất cả 92 thai phụ nhiễm COVID-19 đồng ý tham gia nghiên cứu đã được khẳng định nhiễm COVID-19 bằng xét nghiệm RT-PCR và cung cấp đầy đủ thông tin trong phiếu thu thập số liệu.
Kết quả: Có 92 thai phụ tham gia nghiên cứu, bao gồm: 16,3% (n = 15) chưa sinh và 83,7% (n = 77) chuyển dạ sinh; 54,3% (n = 50) có triêu chứng và 45,7% (n = 42) không có triêu chứng COVID-19. Các triêu chứng COVID-19 chủ yếu là ho (74%), sốt (66%), khó thở (50%) và mệt (33%). Tỷ lệ bệnh có biến chứng là 38%, với 3 biến chứng chiếm tỷ lệ cao là viêm phổi (33,7%), suy hô hấp cấp (20,7%) và nhiễm trùng thứ phát (19,6%). Tỷ lệ thai phụ nhiễm COVID-19 sinh tại BVĐK ĐN là 2,9% (n = 77). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa 2 nhóm thai phụ nhiễm COVID-19, có triệu chứng và không triệu chứng, ở một số đặc điểm: lý do nhập viện, thời điểm biết nhiễm COVID-19, mức độ nhiễm COVID-19, tuổi thai, phương pháp sinh, và thay đổi cận lâm sàng. Tỷ lệ sanh non (20,8%) ở thai phụ nhiễm COVID-19 cao hơn 3,5 lần so với tỷ lệ sinh non trung bình ở khoa (5,7%). Tỷ lệ tử vong mẹ là 2,2%, cao hơn so với tỷ lệ 0% của khoa sản BVĐK ĐN năm 2020 và 10 tháng đầu năm 2021.
Kết luận: Từ 09/7/2021 đến 15/10/2021 ở các thai phụ nhiễm COVID-19 tại BVĐK Đồng Nai, nhóm có triêu chứng chiếm 54,3% và nhóm không có triệu chứng chiếm 45,7%. Có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), giữa 2 nhóm này trong sự phân bố một số yếu tố ở ba đặc điểm: dịch tễ, lâm sàng- cận lâm sàng và kết cục thai kỳ.
Tài liệu tham khảo
2. Panagiotakopoulos L, Myers TR, Gee J, et al. SARS-CoV-2 infection among hospitalized pregnant women: reasons for admission and pregnancy characteristics-eight U.S. health care centers, March 1–May 30, 2020. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2020. Epub September 16, 2020.
3. Centers for Disease Control and Prevention. Considerations for Inpatient Obstetric Healthcare Settings. Updated Nov. 19, 2021. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/inpatient-obstetric-healthcare-guidance.html#print.
4. José Villar J, Ariff, S. Maternal and Neonatal Morbidity and Mortality Among Pregnant Women With and Without COVID-19 InfectionThe INTERCOVID Multinational Cohort Study. JAMA Pediatr. 2021;175(8):817-826. doi:10.1001/jamapediatrics.2021.1050
5. Elizabeth A, Wastnedge N. Pregnancy and COVID-19. 20 NOV 2020. https://doi.org/10.1152 /physrev.00024.2020
6. Centers for Disease Control and Prevention. Interim Clinical Guidance for Management of Patients with Confirmed Coronavirus Disease (COVID-19) Updated Feb. 16, 2021. https:// www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/clinical-guidance-management-patients.html
7. Huang C, Wang Y, Li X, et al. Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China. Lancet. 2020 Feb;395:497–506.doi:10.1016/S0140-6736(20) 30183-5external icon.
8. Wang D, Hu B, Hu C, et al. Clinical Characteristics of 138 Hospitalized Patients With 2019 Novel Coronavirus-Infected Pneumonia in Wuhan, China. JAMA. 2020 Feb 7.;323(11):1061–9. doi:10.1001/jama.2020.1585
9. Ludwig, Stephan PhD; Zarbock, Alexander MD. Coronaviruses and SARS-CoV-2: A Brief Overview. Anesthesia & Analgesia:July 2020-Volume 131-Issue 1 p 93-96.doi:10.1213/ANE. 0000000000004845

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>