Tóm tắt
Mở đầu: Hiện nay, các bằng chứng cho thấy kết cục thai kỳ nhóm thai đủ tháng có thể khác nhau khi phân tích so sánh trong phạm vi mỗi tuần tuổi thai. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ở đối tượng sản phụ mang thai con so có nguy cơ thai kỳ thấp, chuyển dạ ở tuần 39 của thai kỳ không làm giảm đáng kể tỷ lệ biến chứng chu sinh nhưng làm giảm đáng kể tỷ lệ sinh mổ.
Mục tiêu: Khảo sát kết cục thai kỳ và chuyển dạ ở những thai phụ mang thai con so từ 37+0 đến 41+6.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 388 sản phụ mang thai con so chuyển dạ từ 37+0 đến 41+6 tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 8/2021 đến tháng 4/2022.
Kết quả: Có sự khác biệt BMI trước mang thai và tăng cân trong thai kỳ ở các nhóm sản phụ. Tỷ lệ sản phụ nước ối màu xanh và CTG nhóm III có xu hướng tăng ở nhom thai quá ngày sinh dự đoán. Mổ lấy thai có tỷ lệ tăng dần theo tuần thai chuyển dạ sinh (p < 0,05). Nhóm sản phụ chuyển dạ sinh ở tuần thai 400-6 có nguy cơ mổ lấy thai cao gấp 2,91 lần so với nhóm sản phụ chuyển dạ sinh ở tuần thai 390-6. Điểm số Apgar phút 1 dưới 8 điểm gặp cao nhất ở nhóm chuyển dạ sinh tuần thai nhỏ hơn 380-6. Số trường hợp theo dõi tại NICU chủ yếu ở nhóm dưới 380-6 và nhóm 410-6.
Kết luận: Chuyển dạ sinh ở tuần thai 390-6 có tỷ lệ mổ lấy thai thấp hơn so với các tuần thai khác. Nhóm thai quá ngày sinh tăng có ý nghĩa tỷ lệ nước ối có phân su, CTG nhóm III và tỷ lệ con to.
Từ khóa
Tài liệu tham khảo
1. ACOG (American College of Obstetricians and Gynecologists). ACOG committee opinion no. 561: Nonmedically indicated early-term deliveries. Obstet Gynecol. 2013;121(4):911–915. [PubMed: 23635710]
2. ACOG (American College of Obstetricians and Gynecologists). Committee Opinion No. 687: Approaches to Limit Intervention During Labor and Birth. Obstet Gynecol. 2017;129(2):e20–e28. [PubMed: 28121831]
3. Spong CY. Defining “term” pregnancy: recommendations from the Defining “Term” Pregnancy Workgroup. JAMA. 2013;309(23):2445–2446. [PubMed: 23645117].
4. Sengupta, S., Carrion, V., Shelton, J., et al. (2013), "Adverse neonatal outcomes associated with early-term birth", JAMA Pediatr. 167(11), pp. 1053-9.
5. Tita A. T. N., Doherty, L., Grobman, W. A., et al. (2021), "Maternal and Perinatal Outcomes of Expectant Management of Full-Term, Low-Risk, Nulliparous Patients", Obstet Gynecol. 137(2), pp. 250-257.
6. Yvonne W. Cheng, James M. Nicholson et al (2008), “Perinatal outcomes in low-risk term pregnancies: do they differ by week of gestation?, American Journal of Obstetrics & Gynecology 370.e2
7. Chen, H. Y., Grobman, W. A., Blackwell, S. C., et al. (2019), "Neonatal and Maternal Adverse Outcomes Among Low-Risk Parous Women at 39-41 Weeks of Gestation", Obstet Gynecol. 134(2), pp. 288-294.
8. Grobman, W. A. and Caughey, A. B. (2019), "Elective induction of labor at 39 weeks compared with expectant management: a meta-analysis of cohort studies", Am J Obstet Gynecol. 221(4), pp. 304-310
9. Maternal-Fetal Medicine Units Network, Bethesda, Alan Thevenet. Tita, et al (2012), “Timing of Delivery and Pregnancy Outcomes Among Laboring Nulliparous Women” Am J Obstet Gynecol. 2012 March ; 206(3): 239.e1–239.e8. doi:10.1016/j.ajog.2011.12.006.
10. Suzan L. Carmichael, Jonathan M. Snowden (2019), “The ARRIVE Trial – Interpretation from an Epidemiologic Perspective” J Midwifery Womens Health. 2019 September ; 64(5): 657–663. doi:10.1111/jmwh.1299.
11. Eun Duc Na, Sung Woon Chang, Eun Hee Ahn et al (2019), “Pregnancy outcomes of elective induction in low-risk term pregnancies”, Medicine (2019) 98:8(e14284)
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>
Download
Cùng tác giả
- Trần Doãn Tú, Nguyễn Vũ Quốc Huy, So sánh chỉ số Copenhagen với chỉ số ROMA trong dự báo tiền phẫu ung thư buồng trứng , Tạp chí Phụ sản: Tập 18 Số 3 (2020): Hội nghị Sản Phụ khoa toàn quốc năm 2020